ClockThứ Ba, 14/06/2022 07:00

Cần thay đổi cấu trúc sản phẩm du lịch văn hóa - di sản

TTH - Du lịch vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào văn hóa - di sản; trong khi đó, loại hình này đang dừng ở mức tham quan thuần túy.

Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế

Cần có nhiều dịch vụ để giới thiệu văn hóa Huế đến với du khách

Tham quan là chính

Du lịch Huế phụ thuộc quá nhiều vào loại hình du lịch văn hóa - di sản là câu chuyện cũ, nhưng luôn là vấn đề mới được bàn thảo. Bởi lẽ, dù đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng các sản phẩm mới chưa hình thành; hoặc có cũng chưa đủ sức hấp dẫn. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, chính cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng thẳng thắn nhìn nhận, khách đến Huế tăng mạnh, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng lõi TP. Huế, tham quan ở các điểm di sản là chính.

Theo một doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng lưu niệm ở đường Đoàn Thị Điểm, TP. Huế, cách thức tham quan Đại Nội của khách nội địa khác xa với khách quốc tế. Khi tham quan Đại Nội, thời gian trung bình của khách nội địa chỉ vào khoảng 1 - 2 tiếng, riêng khách quốc tế là 3 - 4 tiếng. Điều này cho thấy, nếu du lịch Huế vẫn phụ thuộc quá nhiều vào di sản, chưa có những sản phẩm hỗ trợ tốt, sẽ giảm khả năng giữ chân khách nội địa ở lại lâu hơn, dòng khách chính hiện tại.

Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh phân tích, nhu cầu, mục đích tham quan của khách nội địa có những khác biệt so với khách quốc tế. Khách quốc tế thiên hướng nghiên cứu, tìm hiểu sâu văn hóa, thì khách nội địa lại thích trải nghiệm, thích thưởng thức những hoạt động có tính tái hiện cao hơn. Trong khi đó, phải thẳng thắn đánh giá, các điểm di tích ở Huế chủ yếu dừng lại tham quan thuần túy, chưa có các trải nghiệm.

 Văn hóa Huế độc đáo, là vùng đất có sự “đậm đặc” về văn hóa truyền thống bậc nhất cả nước, nhưng khoảng cách của văn hóa còn quá xa với du khách. Văn hóa truyền thống đang như bị “đóng khung”, chưa phát huy hết khả năng góp phần phát triển kinh tế từ nền công nghiệp văn hóa. Đã không ít lần câu chuyện nhã nhạc, tuồng Huế, ca Huế… chưa tiếp cận và phục vụ đông đảo du khách bằng những chương trình biểu diễn định kỳ trong những không gian phù hợp được mổ xẻ.

Một diễn biến khác cũng cần được nhìn nhận là, các sản phẩm du lịch liên quan đến văn hóa ở Huế được triển khai quá chậm. Đơn cử như xây dựng tuyến đường Lê Lợi, đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền, thành không gian văn hóa nghệ thuật đặc sắc được triển khai từ cuối năm 2018. Nhưng đến nay, vẫn chưa có chuyển biến sau gần 4 năm. Thậm chí, từ một khu vực nhộn nhịp, nay đi qua đoạn đường này lại vắng lặng hơn trước rất nhiều.

Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel - Chi nhánh Huế phân tích, chưa có quá nhiều sản phẩm mang tính chiều sâu, trải nghiệm mới, mà chỉ dừng ở mức tham quan thuần túy, nên các chỉ tiêu về phát triển du lịch vì thế chưa đạt được như kỳ vọng: số ngày lưu trú thấp, mức chi tiêu chưa cao. Ngay ở các khách sạn, nếu làm tốt và các dịch vụ bổ sung, nguồn thu sẽ không chỉ dừng lại tiền phòng mà có cả dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe.

Trải nghiệm mới dựa trên giá trị cốt lõi

Theo ông Hoàng Văn Khánh, Huế cần sớm thay đổi cấu trúc sản phẩm du lịch. Thay đổi với Huế không phải là bỏ những sản phẩm cũ, làm những sản phẩm mới, mà đó là những sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi văn văn - di sản. Các sản phẩm hướng đến tính khám phá, trải nghiệm theo chiều sâu. Đưa văn hóa Huế đến gần với du khách bằng nhiều hình thức khác nhau.

Lãnh đạo tỉnh đã không ít lần nhấn mạnh, phải làm mới và phát huy giá trị văn hóa - di sản văn hóa một cách hiệu quả, bền vững để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch. Huế là điểm đến có nét riêng từ văn hóa - di sản. Vì vậy, nâng tầm sản phẩm du lịch văn hóa -  di sản Huế luôn là vấn đề được đặt ra. Trong đó, định hướng là tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể di tích Cố đô Huế, nhất là khu vực Đại Nội. Từng bước tái hiện không gian văn hóa cung đình, tăng cường các loại hình dịch vụ trong khu vực Đại Nội như tổ chức yến tiệc khi có nhu cầu, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh đông y theo y thuật cung đình, phố đêm quanh Đại Nội…

Phía doanh nghiệp du lịch góp ý, Đại Nội không khác một sân khấu lớn. Phải làm sao đó khi du khách vào tham quan như bước qua những “bức màn” của sân khấu. Có những câu chuyện, có những trải nghiệm đi sâu vào theo chiều sâu của Đại Nội. Hiện tại ở Đại Nội đã có những chương trình nghệ thuật biểu diễn theo giờ cố định. Thiết nghĩ, không dừng ở đó mà phải tạo ra những sân khấu có tính tương tác, sân khấu với nghệ thuật truyền thống đỉnh cao.

Ông Đỗ Ngọc Cơ cho rằng, trước đây, sự cạnh tranh về điểm đến ít, cơ hội cho các điểm đến sẽ cao hơn. Nay địa phương nào cũng có những sản phẩm mới để thu hút du khách. Khó khăn của Huế là rất nhiều, đặc biệt như về vận chuyển, làm tăng chí phí của du lịch. Do đó, tư duy làm du lịch ở Huế cũng cần được thay đổi. Lấy những thuận lợi, những chính sách mới phù hợp để bù vào những khó khăn đang gặp phải. Huế cần đi từng bước một, thu hút khách trước bằng các chính sách, sau đó sẽ hình thành các sản phẩm để giữ chân khách và nâng mức chi tiêu.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trung tâm đang có kế hoạch tổ chức thường xuyên các hoạt động nghệ thuật, triển lãm. Cùng với đó có những giải pháp tiếp theo mang tính dài hạn về hình thành và phát triển các sản phẩm trong quần thể di tích, chuyển dần từ tham quan sang trải nghiệm nhiều hơn.

Làm việc với tỉnh gần đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã gợi ý cho tỉnh xây dựng đề án thí điểm để huy động nguồn lực xã hội hóa trong vấn đề quản trị, sử dụng di tích theo hướng “Di tích là của Nhà nước, quản trị là của doanh nghiệp”. Mục đích là nhằm giảm tải bớt áp lực về ngân sách và phát huy được giá trị của di sản, di tích; qua đó phát triển du lịch.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top