ClockThứ Bảy, 02/10/2021 17:44

Shipper mùa dịch

TTH - Vượt qua những khó khăn vất vả trước tình hình dịch COVID-19, những shipper (người giao hàng) ở Thừa Thiên Huế hiện nay hoạt động khá bận rộn.

Mùa dịch, theo chân shipperShipper của làngShipper - nghề nguy hiểm?!!

 Shipper của Bưu điện tỉnh giao hàng đến tận tay đến khách hàng

Thu nhập không nhiều, nhưng ổn định

Sau gần 5 năm làm công việc shipper của Bưu điện tỉnh, anh Nguyễn Văn Tám (37 tuổi, Hương Sơ, TP. Huế) như đã quá quen rõ các con phố trên đất Cố đô trong những chuyến đi giao hàng cho khách. Từ khi dịch COVID-19 lần thứ 4 trở lại, việc sinh hoạt giao lưu bên ngoài của mọi người có phần hạn chế thì công việc của anh Tám trở nên bận rộn. Mỗi ngày anh thức dậy từ 6h sáng để đi nhận đơn giao cho khách đến tối muộn.

“Nhiều năm trong nghề, lại thông thuộc ngõ ngách nên có hàng là giao bất kể thời gian nào. Những ngày dịch giã ở Huế, tôi cũng đáp ứng khoảng 50-60 đơn hàng/ngày, chưa kể công văn giấy tờ, trừ chí phí xăng xe cũng được từ 250.000- 300.000 đồng. Không nhiều nhưng cũng sống ổn định”.

Cùng làm nghề shipper mùa dịch, Lê An V. ( 27 tuổi, ở Thủy Dương, TX. Hương Thủy) từng làm nhiều công việc, nhưng cuối cùng đăng ký vào làm shipper ở Viettel Post Huế. V. chia sẻ, ban đầu chỉ nghĩ xin làm công việc đưa hàng tạm kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng làm dần thấy quen. Hơn nữa ở đất Huế, mỗi tháng kiếm 6-7 triệu đồng là khá ổn cho việc chi tiêu của gia đình mình. 

Hỏi về công việc giao hàng trong mùa dịch, V. thực tình, cũng vất vả vì thường xuyên có mặt trên các cung đường, bất kể thời tiết nắng mưa. Dịch COVID-19 diễn ra, người dân đặt mua hàng online nhiều, nên công việc hàng ngày của V. cũng tăng lên, có khi gần gấp đôi so với trước. Một ngày làm việc từ sáng đến tối, V. kiếm được từ 300-400 nghìn đồng, tùy vào quãng đường, số lượng đơn ship. “Từ đầu mùa dịch đến giờ chưa hôm nào rảnh rỗi”, V. nói.

Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế, ngoài đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ chuyển, phát nhanh của hệ thống Bưu điện, Viettel, các tổ chức, doanh nghiệp ở tỉnh, thành bạn; hay các nhà hàng, quán ăn cũng tự xây dựng cho mình đội ngũ shipper phục vụ khách hàng. Ngoài ra, một số xe ôm, taxi hiện cũng bắt kịp xu hướng trở thành shipper thay vì chỉ ngồi đợi khách tại một số điểm; họ tham gia vận chuyển đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, mua đồ ăn nhanh khi khách có nhu cầu.

Không chủ quan với dịch bệnh

Tuy có thu nhập ổn định, những shipper phải đối mặt với không ít những hiểm nguy khi liên tục phải di chuyển ngoài đường, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19.

Shipper Nguyễn Văn Tám chia sẻ, nhu cầu công việc hiện nay lúc nào cũng có, miễn cứ chịu khó nắng mưa là có nguồn thu ổn định. Song, khi dịch COVID-19 xảy ra, bản thân đi giao hàng nơi này, nơi kia cũng ngại. Dù đã được đơn vị trang cấp bảo hộ, tiêm phòng

vắc-xin nhưng anh luôn thận trọng lúc giao nhận hàng cho khách; luôn tuân thủ quy định “5K” và các quy định của đơn vị quản lý. Ngoài ra, anh tự trang bị dung dịch khử khuẩn để sát trùng trước khi giao hàng cho khách.

Một shiper thuộc đơn vị phát hàng nhanh ở TP. Huế chia sẻ, so với nhiều địa phương, dịch COVID-19 ở Thừa Thiên Huế đang nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên không chủ quan vì nơi này, nơi kia vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao, nhất là đối với các shipper khi hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người lạ, từ vùng này đi sang vùng khác. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, thường xuyên chú ý đến việc rửa tay, sát khuẩn và liên tục cập nhật thông tin báo đài để thông báo cho nhau qua “nhóm” để tránh, hạn chế, hoặc có giải pháp tối ưu chuyển hàng đến những vùng có dịch.

Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Chi nhánh Viettel Post Huế cho biết, qua trao đổi thông tin từ đồng nghiệp hiện có gần 700-800 shipper thuộc “biên chế” của khoảng 10 công ty, đơn vị đứng chân trên địa bàn Thừa Thiên Huế; riêng ở Viettel Post có khoảng 120 shipper hoạt động ở 9 huyện, thành phố...

Theo ông Long, shipper là nghề hình thành phù hợp xu thế phát triển xã hội hiện nay. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ shipper góp phần không nhỏ trong mắc xích của chuỗi sản xuất lưu thông hàng hóa đến mọi nhà, mọi người... Khi cần đội ngũ shipper cũng là cánh tay nối dài ở cơ sở góp phần trong phòng, chống dịch COVID-19. Dự phần vào trách nhiệm ấy, đội ngũ shipper cần được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, ưu tiên về bảo vệ, bảo hộ để họ hoạt động tốt nhất trong mùa dịch, nhất là việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ hơn...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

Sáng 2/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu Thương mại tự do-Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics do Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

TIN MỚI

Return to top