ClockThứ Hai, 31/10/2022 06:08

Học nghề để có việc làm

TTH - Đổi mới đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội về giải quyết việc làm, lao động và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương là yêu cầu tất yếu. Trong đó, đổi mới phương pháp, chất lượng dạy và học là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tốt thị trường lao động.

Tích hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để phát triểnXây dựng Khu công nghệ cao cần xác định mục tiêu cụ thểVui buồn nghề cấp dưỡng trường học

Đổi mới đào tạo trong các trường nghề sẽ giúp học viên thạo nghề và các kỹ năng cần thiết khác

Đổi mới từ giáo trình đến cách tiếp cận

Với quan điểm phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, chỉ thị... nhằm đẩy mạnh, phát triển công tác GDNN trên địa bàn và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đã được bổ sung, điều chỉnh bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, bền vững, phát huy năng lực, phẩm chất của người học.

Mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động. Hiện nay, toàn tỉnh có 36 cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, có 8 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 4 trung tâm GDNN, 9 trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện và 11 cơ sở có đăng ký hoạt động GDNN. Đội ngũ nhà giáo phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ nhà giáo GDNN hiện có trên 1.580 người. Trong đó, nhà giáo có trình độ trên đại học chiếm 40,34%, trình độ đại học chiếm 42,49%, trình độ cao đẳng chiếm 3,03%, trình độ trung cấp chiếm 8,71% và nhà giáo thuộc các trình độ khác chiếm 5,43%.

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước xu hướng công nghệ số cũng như đào tạo theo yêu cầu công việc, nên nhiều trường nghề thường xuyên cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo với nhiều nội dung phong phú, thực tế. Ngoài ra, một số trường đã kết hợp với các doanh nghiệp (DN), người sử dụng lao động trong xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình chặt chẽ hơn, cách tiếp cận phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, chú trọng đến năng lực thực hiện.

Các kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp trong chương trình đào tạo đang dần được quan tâm chú trọng. Nhất là các trường nghề, như Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường cao đẳng Du lịch Huế, Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế đã hình thành các câu lạc bộ để thu hút học sinh, sinh viên tham gia sáng tạo các đồ dùng, thiết bị dạy học; khởi nghiệp sáng tạo những dự án, mô hình, sản phẩm phục vụ hữu ích trong cuộc sống, trong sản xuất công nghiệp, chế biến nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ...

Tập trung vào kỹ năng và ý thức

So với trước đây, chất lượng đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, cải thiện hơn. Một phần không chỉ để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội mà với cơ chế tự chủ, kinh tế thị trường buộc lòng các cơ sở đào tạo nghề, trường nghề phải tự tìm tòi, đổi mới, nâng chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là công tác đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng số, kỹ năng cảm xúc... Theo đánh giá của một số DN tuyển dụng lao động, khả năng tự học của người tốt nghiệp chưa thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu công việc ngay tức thời. Nguyên nhân một phần là do chưa có sự gắn kết, phối hợp, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi một cách có hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với các DN, người sử dụng lao động trong đào tạo nghề.

Ngành LĐTB&XH đề xuất cần đẩy mạnh khuyến khích các DN tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với việc giải quyết việc làm. Việc gắn kết giữa đào tạo nghề với thị trường lao động, DN thông qua các hoạt động: các cơ sở GDNN cung cấp thông tin về người tham gia học nghề và kết quả đào tạo sau khi tốt nghiệp cho DN nhằm xây dựng chương trình hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN; phân công nhân sự cụ thể phụ trách, theo dõi, gắn kết GDNN với DN, thị trường lao động, đào tạo theo đặt hàng của DN...

Ngoài ra, các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh xã hội hóa, nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, người sử dụng lao động, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp trong công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu tăng năng suất sản xuất của DN cũng như thu nhập, điều kiện công việc của người lao động.

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh đặt mục tiêu phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong từng giai đoạn. Khuyến khích các DN sử dụng lao động qua đào tạo nghề, tăng cường hợp tác đào tạo giữa cơ sở GDNN với DN, tạo điều kiện thuận lợi để DN tham gia đầu tư vào hoạt động GDNN.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Return to top