ClockThứ Năm, 25/03/2021 06:15

Tạo điều kiện để người bán hàng rong ổn định kinh doanh

TTH - Đó là quan điểm của ông Đồng Sĩ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế khi nói về thí điểm tuyến phố hàng rong mà thành phố đang triển khai, giúp người bán hàng rong có chỗ buôn bán, mưu sinh ổn định.

Cần giải pháp căn cơĐưa ẩm thực vào công viênChợ lấn đường

Người bán hàng rong đang trông chờ vào tuyến phố hàng rong sắp được thí điểm

Gần 1.800 cá nhân kinh doanh, hoạt động độc lập

Những ngày qua, sau những bài viết về đề án thí điểm phố hàng rong, nhiều người bán hàng rong trên địa bàn TP. Huế rôm rả bàn tán câu chuyện liên quan đến chính miếng cơm manh áo của họ khi phố hàng rong sẽ được ra đời thí điểm vào đầu tháng 4.

“Mấy hôm nay chúng tôi nghe thông tin, vừa vui nhưng cũng vừa lo lắng, không biết sẽ được đăng ký ra sao, buôn bán như thế nào”, chị Nguyễn Thị Vân, người bán hàng rong trên đường phố nói. Chị mong muốn sẽ được có thông tin sớm để đăng ký một suất ở phố hàng rong, chấm dứt cảnh phải tháo chạy một khi có đợt thiết lập trật tự vỉa hè, hay những ngày mưa.

Theo thống kê, TP. Huế là địa bàn có nhu cầu tiêu dùng lớn nhất toàn tỉnh. Bên cạnh nhiều cửa hàng, siêu thị, có đến 25 chợ dân sinh để đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho việc mua sắm hàng ngày. Thế nhưng, kinh doanh đường phố trong giai đoạn này vẫn được xem có những lợi thế vì thói quen và sự nhanh gọn… Vì vậy, nhiều hộ dân ở ngoại ô, vùng ven TP. Huế không có mặt bằng đã tập trung về các khu phố trung tâm để bán hàng rong.

Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 1.800 cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, nhiều nhất trong số đó kinh doanh mặt hàng ăn uống, giải khát với hơn 870 hộ. Những người này kinh doanh rong bạ không cố định, không có giấy phép kinh doanh, phần nào ảnh hưởng đến trật tự đô thị, trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Trước tình hình đó, UBND TP. Huế tổ chức nhiều đợt ra quân để lập lại trật tự đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ nhưng phần nào cũng làm ảnh hưởng những hộ kinh doanh hàng rong. Vì thế, thành phố lên kế hoạch xem xét, quy hoạch, đề xuất những địa điểm, những khu vực kinh doanh có điều kiện, để tạo sự ổn định cho các cá nhân này yên tâm kinh doanh.

Vừa thí điểm, vừa tiếp thu ý kiến

Ông Đồng Sĩ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế cho biết, với vấn đề đặt ra, UBND TP. Huế đã giao các đơn vị liên quan tìm quỹ đất để quy hoạch, bố trí chợ tạm. Đồng thời, giao UBND các phường tìm kiếm các vỉa hè phù hợp để khảo sát, đề xuất cho hoạt động thí điểm kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các địa điểm đó phải đáp ứng tiêu chí không xung đột giao thông, không ảnh hưởng đời sống sinh hoạt khu dân cư, có phương án tốt về công tác quản lý thông qua quy chế hoạt động.

“Mục đích đề ra là nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, lập trật tự đô thị, đồng thời quản lý tốt các cá nhân kinh doanh rong bạ không cố định theo quy định, nhằm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho các trường hợp trên”, ông Toàn nói và cho biết thêm, để có cơ sở cho việc quản lý tốt các đối tượng này, cần có quy chế quản lý tốt, năng lực, trách nhiệm, quản lý của chính quyền địa phương phải cao.

Đầu tháng 4 này, phố hàng rong sẽ bắt đầu thí điểm ở một số tuyến đường như đường Nguyễn Văn Huyên (phường Phú Hội), một đoạn đường gần trụ sở Chi cục Thuế TP. Huế (phường Vĩ Dạ)…  Người bán hàng rong khi vào những khu phố này sẽ tuân theo các quy định như thời gian kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách bố trí, tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm… Trong khi đó, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc không phát sinh cá nhân kinh doanh mới tại nơi đi và nơi đến cũng như việc quản lý các nội dung, quy tắc đã đưa ra.

“Việc triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh, đồng thời giúp chính quyền địa phương quản lý tốt, có trách nhiệm, minh bạch, góp phần lập lại trật tự đô thị, an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời, hình thành mô hình tự quản có sự giám sát của chính quyền địa phương sẽ giúp không để xảy ra tình trạng bảo kê, tệ nạn xã hội”, ông Toàn khẳng định.

Song song với quá trình triển khai thí điểm, ông Toàn cho hay, UBND TP. Huế và chính quyền địa phương sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, báo chí để việc triển khai thí điểm thành công, từ đó làm cơ sở nhân rộng.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất

TIN MỚI

Return to top