ClockThứ Hai, 14/05/2018 06:00

Tăng cường trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

TTH - Đó là chủ đề Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2018 (15/4-15/5). Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, bác sĩ CK II Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh cho biết:

Đôn đốc thực hiện an toàn thực phẩm và điều kiện nhà vệ sinh trường họcChính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩmTiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩmCần tăng cường chế tài xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩmAn toàn thực phẩm đang ở mức báo động

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Diễn

Tháng hành động VSATTP năm nay, các cơ quan chức năng phối hợp thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung vào các cơ sở nhỏ lẻ, các làng nghề; tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về VSATTP; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Bên cạnh đó, sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm để cảnh báo cho cộng đồng; đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về bảo đảm VSATTP đến các cơ sở và người dân…

Xin ông cho biết kết quả của các đợt thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này?

Từ đầu năm 2018 đến nay, Chi cục ATVSTP tỉnh phối hợp tổ chức thanh, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành tại 104 cơ sở; trong đó, có 29 cơ sở sản xuất, 75 cơ sở dịch vụ ăn uống. Qua kiểm tra đã lấy mẫu để kiểm nghiệm. Đáng mừng, phần lớn các cơ sở đều tuân thủ chấp hành các quy định về VSATTP. Về kết quả xét nghiệm tại phòng kiểm nghiệm với 44 mẫu; trong đó, 14 mẫu lý hóa, 30 mẫu vi sinh. Tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Kiểm tra nhãn mác chất lượng hàng hóa ở các siêu thị trên địa bàn tỉnh

Về tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay trên địa bàn tỉnh như thế nào, thưa ông?

Rất mừng thời gian qua, đặc biệt kể từ trong dịp Tết cổ truyền và lễ hội xuân đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn chưa xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát.

Thành quả trên do đâu?

Trước hết, chúng tôi đã phối hợp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VSATTP, tăng cường tần suất thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổ chức thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, chú trọng truyền thông bằng nhiều hình thức và bằng các chủ đề thiết thực theo từng thời điểm; tổ chức tập huấn VSATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tuyên truyền, nhấn mạnh vai trò VSATTP đến chủ cơ sở, người chế biến, người tiêu dùng. Huy động nhiều đối tượng khác nhau cùng chung tay thực hiện VSATTP theo mô hình tự kiểm tra tại bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp và trong trường học; khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp an toàn, được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP..

 Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một cơ sở kinh doanh, sản xuất

Hiện nay, nhiều người e ngại hàng rong là nguy cơ gây mất VSATTP. Công tác quản lý đối với các mặt hàng này như thế nào?

Hàng rong không có địa điểm bán cố định nhưng có ưu điểm giá thành rẻ, nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, hàng rong tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất VSATTP, như nguồn nguyên liệu, môi trường chế biến, phục vụ ăn uống không đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Hiện nay, việc quản lý các cơ sở hàng rong được giao cho phường, xã. Người bán hàng rong thường thay đổi địa điểm nên việc quản lý cũng gặp khó khăn, nhất là khi một số hàng rong chỉ bán vào buổi tối, theo thời vụ... Trong khi đó cán bộ phụ trách lĩnh vực VSATTP cơ sở mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều chương trình khác.

  Để đảm bảo VSATTP mặt hàng này, các ban ngành, người dân đặc biệt quan tâm, nhất là hàng rong thường bày bán vào các lễ hội lớn trong năm, như lễ hội Điện Huệ Nan, lễ Phật đản và hiện nay là các hoạt động phục vụ Festival Huế 2018...

Hiện, Chi cục VSATTP tỉnh đã phối hợp với các trung tâm y tế huyện, thị xã giám sát trước, trong và sau lễ hội để kịp thời phát hiện yếu tố nguy cơ, có biện pháp dự phòng. Với các hàng rong bán tại các xã, phường, Chi cục đã phân cấp cho Ban Chỉ đạo VSATTP xã, phường quản lý, thực hiện cam kết đảm bảo VSATTP; tăng cường công tác tuyên truyền cho người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng để lựa chọn những cơ sở đảm bảo VSATTP.

Xin cảm ơn ông!

Minh Văn (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

Ngày 13/1, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra một số cơ sở sản xuất mứt gừng trên địa bàn quận Phú Xuân. Hoạt động nằm trong chương trình của đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố.

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết
An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

Cải thiện an toàn thịt lợn tại các cơ sở giết mổ và chợ truyền thống là mục tiêu hướng đến tại Hội nghị tổng kết Hợp phần An toàn thực phẩm Sáng kiến Một Sức Khỏe do Quỹ CGIAR Trust Fund tài trợ, Viện Thú y thuộc Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức, diễn ra tại TP. Huế trong ngày 27/12.

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

TIN MỚI

Return to top