ClockChủ Nhật, 14/07/2024 08:07
HOÀN THIỆN HẠ TẦNG CHO ĐÔ THỊ DI SẢN ĐẶC THÙ TRONG TƯƠNG LAI:

“Tâm” & “thế” đã sẵn sàng

TTH - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính TP. Huế, bộ mặt đô thị Huế có nhiều thay đổi. Liên quan đến việc hoàn thiện hạ tầng tại các xã, phường mới sau ngày 1/7/2021 cũng như công tác chuẩn bị trước khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa theo Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật.

Công bố điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. HuếXây dựng và phát triển TP. Huế xứng tầm đô thị hạt nhân

 Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật

Sau 3 năm mở rộng địa giới hành chính thành phố, đô thị Huế đã có những thay đổi như thế nào, thưa ông?

Việc mở rộng TP. Huế là bước mở đầu quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Theo đó, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ lập hơn 18 đồ án quy hoạch (QH) phân khu, QH chi tiết (ưu tiên các phường, xã mới), chủ động điều chỉnh, đề xuất điều chỉnh các QH không phù hợp, khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, phát triển đô thị, xử lý môi trường; tập trung đôn đốc các dự án (DA) trọng điểm, như: lắp đặt hệ thống chiếu sáng trục đường chính và đầu tư nhiều trường học ở các xã, phường sáp nhập; chỉnh trang khu vực trung tâm đô thị và cửa ngõ thành phố, phát triển đồng bộ, tạo diện mạo hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

Đề án Ngày Chủ nhật xanh, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, lan tỏa đến địa bàn các phường, xã mới sáp nhập đã tạo thành cuộc vận động lớn. Qua đó, tạo chuyển biến tốt cho diện mạo đô thị. Thành phố Huế cũng được vinh danh là Thành phố Du lịch Sạch ASEAN năm 2024 và đây là lần thứ 3 Huế đạt danh hiệu này. 

Sau 3 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng đã và đang được đầu tư, nâng cấp làm thay đổi diện mạo thành phố, đời sống của Nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh so với trước năm 2021. Từ đó, rút ngắn khoảng cách đô thị - nông thôn, tạo mặt bằng chung cho thành phố thực hiện tốt các chỉ tiêu, mục tiêu theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; tạo đà cho Huế phát triển năng động, sáng tạo, hội đủ điều kiện lõi trung tâm đô thị di sản đặc thù, đóng góp quan trọng vào việc nhận diện mô hình đô thị di sản đặc thù của TP. Huế trong tương lai.

Mặc dù TP. Huế đã triển khai nhiều DA nhằm hoàn thiện hạ tầng ở các địa phương mới sáp nhập, song nhìn chung hạ tầng ở đây vẫn chưa đồng bộ và tương xứng, vậy thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục triển khai như thế nào?

Sau khi thực hiện đề án mở rộng địa giới hành chính vào năm 2021, tỉnh và thành phố đều ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng đô thị tại 9 xã, phường mới nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sự kết nối trung tâm thành phố với các xã, phường. Trong đó, đầu tư DA điện chiếu sáng xã Hải Dương và các tuyến đường liên phường, xã thuộc TP. Huế mở rộng; DA điện chiếu sáng từ cầu Hữu Trạch đến lăng vua Gia Long (Hương Thọ) và điện chiếu sáng toàn tuyến Tỉnh lộ 2 qua các xã: Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương; nâng cấp tuyến đường liên phường xã Phú Thượng - Phú Mậu, đường giao thông nông thôn tại các xã; đường vào các lăng chúa Nguyễn...

 Cầu Dã Viên. Ảnh: Nguyễn Phong

Ngoài ra, các DA lớn được tỉnh quan tâm và đang tập trung đầu tư, như: cầu vượt cửa biển Thuận An, cầu Nguyễn Hoàng, đường Vành đai 3; đầu tư nâng cấp các tuyến đường Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phạm Văn Đồng và nhiều các công trình thuộc DA Green City, DA Cải thiện môi trường nước thành phố...

Ông có thể nói rõ hơn về các DA đang triển khai trong năm 2024?

Năm 2024, thành phố tiếp tục huy động nguồn lực, đầu tư nhiều DA hạ tầng kỹ thuật - xã hội nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng cho các xã, phường, đáp ứng các tiêu chí để nâng cấp các xã lên phường. Trong đó, đầu tư hạ tầng khu vực biển Hải Dương, Thuận An, phát triển du lịch sinh thái Rú Chá - Cồn Tè, đường dạo công viên Thiên An, hệ thống thoát nước các khu vực ngập úng phường Hương Hồ, hệ thống điện chiếu sáng đường tránh Huế và chiếu sáng các xã mới sáp nhập vào thành phố; đầu tư, nâng cấp nhiều đình làng, di tích, trường học để hoàn thiện các thiết chế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ.

Đô thị Huế nhìn từ trên cao 

Tuy nhiên, do địa bàn rộng lớn, dàn trải trong khi nguồn lực còn hạn chế nên việc đầu tư có phần chưa đồng bộ. Năm 2024, thành phố tập trung triển khai thực hiện chương trình trọng điểm nâng cấp các xã lên phường theo Đề án xây dựng mô hình tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, tiếp tục đẩy nhanh các DA, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường kiệt theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm; quan tâm đầu tư các chỉ tiêu của 7 xã lên phường như thoát nước, đường giao thông, điện chiếu sáng... Đồng thời, triển khai các DA nâng cấp trường học; tiến hành tu bổ các đình làng, di tích, xây dựng các trường học...

Tạo tiền đề cùng với cả tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang có sự chuẩn bị gì trước khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa?

Hiện, toàn tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục, hồ sơ để trình Trung ương thẩm định, công nhận thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam. Chúng ta nhìn nhận những khía cạnh tích cực để thấy Huế đang trỗi dậy mạnh mẽ, có khát vọng vươn lên.

Với tính chất đặc thù của mô hình Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo tâm thế của người dân khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời tập trung triển khai các DA đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ; các DA giải tỏa, chỉnh trang đô thị, DA xây dựng “Thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh”; Cải thiện môi trường nước sử dụng nguồn vốn kết dư, mở rộng đường Bà Triệu, đường Dương Văn An nối dài… Đồng thời, tiếp tục chỉnh trang điểm xanh, công viên và đường dạo dọc 2 bờ sông Hương. Phối hợp giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các DA thuộc tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh và cầu qua cửa biển Thuận An; DA đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài trên địa bàn TP Huế; cầu vượt sông Hương và đường vành đai 3...

Một yếu tố quan trọng nữa là tổ chức bộ máy. Thành phố đã chỉ đạo rà soát số lượng người làm việc và có phương án bố trí, sắp xếp hợp lý để chuẩn bị cho TP. Huế hiện hữu được thành 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa. Các nội dung đều được triển khai đồng bộ, xuyên suốt, tạo quyết tâm và khí thế rất cao từ cả hệ thống chính trị cho đến từng người dân. “Tâm” và “thế”, tất cả đã sẵn sàng cho mục tiêu chung đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị. Và sự quyết tâm của hệ thống chính trị toàn tỉnh, thành phố là nhiệt huyết và hành động; sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của người dân là nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu này.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thanh Hương (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
3.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top