ClockThứ Sáu, 08/03/2024 07:10
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):

Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội

TTH - Theo Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội. Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư hiện tại, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ vẫn phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ chưa bao giờ cấp bách hơn, khi được đánh dấu bằng chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) năm 2024 là “Đầu tư cho phụ nữ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển”.

Kinh tế đình trệ, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thânHỗ trợ doanh nhân nữ mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm Phát huy vai trò phụ nữ xây dựng môi trường đậm đà bản sắc văn hóa Huế

 Lao động nữ làm việc trong một khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước. Ảnh minh họa: TTXVN

UN Women cho hay, thế giới cần thêm 360 tỷ USD mỗi năm để các quốc gia đang phát triển giải quyết vấn đề bình đẳng giới theo các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Để tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ, UN Women chỉ ra 5 yếu tố cần được tập trung là: nguồn lực, việc làm, thời gian, sự an toàn, và quyền lợi.

Trong đó, kết nối phụ nữ với các nguồn tài chính có thể giúp họ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và khởi nghiệp hoặc phát triển doanh nghiệp. Ngoài nguồn lực tài chính, phụ nữ cần tiếp cận đất đai, thông tin, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Khi phụ nữ có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sở hữu và sử dụng các nguồn lực, họ có thể đầu tư vào bản thân bằng cách cải thiện phúc lợi, giáo dục, khởi nghiệp hoặc sử dụng quyền tự quyết đối với thu nhập.

Trong thế giới việc làm, khi phụ nữ phát triển mạnh, họ sẽ có vị thế tốt hơn để thực hiện quyền tự quyết và nhận ra các quyền của mình. Tuy nhiên, gần 60% việc làm của phụ nữ trên toàn cầu nằm trong nền kinh tế phi chính thức; và ở các quốc gia thu nhập thấp, con số này là hơn 90%. Tăng cường sự tham gia đầy ý nghĩa của phụ nữ trong các lĩnh vực mà họ hiện ít được đại diện, bao gồm khoa học, công nghệ và kỹ thuật là chìa khóa để trao quyền cho họ.

Về yếu tố thời gian, trung bình, phụ nữ dành thời gian cho công việc chăm sóc và nội trợ không được trả lương nhiều hơn khoảng gấp 3 lần so với nam giới. Sự chênh lệch giới tính trong công việc chăm sóc không được trả lương là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến bất bình đẳng, hạn chế thời gian và cơ hội học tập, công việc được trả lương xứng đáng, nghỉ ngơi và giải trí… của phụ nữ và trẻ em gái. Qua đó, đầu tư để chuyển đổi các hệ thống chăm sóc mang lại nhiều lợi ích, cho phép phụ nữ cải thiện thời gian, đồng thời tạo việc làm trong lĩnh vực chăm sóc và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cho những người cần đến chúng.

Ngoài ra, phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm bạo lực trên cơ sở giới, xung đột, mất an ninh lương thực và thiếu bảo trợ xã hội. Thiệt hại toàn cầu do bạo lực đối với phụ nữ ước tính ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD. “Bất kể dưới hình thức nào, tình trạng mất an toàn đều cản trở việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, khiến họ rơi vào cảnh nghèo đói, và ngăn cản họ nhận ra các quyền và tiềm năng của bản thân”, UN Women lưu ý.

Cuối cùng, trung bình trên toàn cầu, phụ nữ chỉ có 64% các quyền hợp pháp mà nam giới được hưởng. Các chiến lược chính nhằm thúc đẩy quyền của phụ nữ trong bối cảnh trao quyền kinh tế bao gồm việc áp dụng các luật và chính sách hỗ trợ trao quyền kinh tế cho phụ nữ, và gỡ bỏ các khuôn khổ mang tính phân biệt đối xử.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN Women)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) ở TX. Hương Thủy đang thích ứng khá nhanh trước yêu cầu kinh tế thị trường ngày càng có nhiều biến động.

Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Return to top