ClockThứ Bảy, 12/08/2023 08:01

Nam Đông sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai

TTH - Dự báo mùa mưa bão năm 2023 sẽ diễn biến phức tạp và khó lường. Là huyện vùng cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Nam Đông đã chủ động lên kế hoạch, phương án phòng, chống và ứng phó với mùa mưa lũ, giảm nhẹ thiên tai.

Công trình kè biển, tiêu thoát lũ chủ động ứng phó mưa bãoNam Đông: Chủ động ứng phó với sạt lở, lũ lụt và gió bão

leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng tham gia khắc phục hậu quả sau mưa lụt tại huyện Nam Đông 

Rà soát kỹ các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quyét

Mùa mưa bão năm 2022, huyện Nam Đông liên tiếp hứng chịu nhiều đợt mưa lớn gây thiệt hại nặng. Khoảng giữa tháng 10, mưa lớn nhiều nơi gây ngập úng cục bộ, chia cắt nhiều tuyến đường. Đỉnh điểm, mưa lớn còn gây sạt lở nghiêm trọng tại 3 điểm nằm ở thôn 1 (xã Hương Lộc) và đoạn đường từ thị trấn Khe Tre đi thôn K4 (xã Hương Phú).

Tháng 12/2022, Tuyến tỉnh lộ 14B qua địa bàn huyện Nam Đông bị sạt lở phải tuyến mái taluy âm, trên chiều dài khoảng 40m, sâu 6 - 7m, với phần lớn khối lượng đất đá đổ xuống sông và gây nguy cơ ảnh hưởng kết cấu mặt đường trên tuyến. Tại đây, dọc bờ sông Khe Tre sạt lở đã ăn sâu vào mép đường tạo “hàm ếch” làm sụt một phần hệ thống lan can và nguy cơ ảnh hưởng đến tuyến đường.

Theo chia sẻ của nhiều lãnh đạo xã và thị trấn, nếu tình hình thời tiết cực đoan tiếp tục tái diễn trong những tháng cuối năm 2023 thì Nam Đông cần cực kỳ cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hiện qua rà soát trên địa bàn toàn huyện có 9 vị trí nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét khi có mưa lớn kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân. Trong đó, có 4 vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở (tổ dân phố I và II, thị trấn Khe Tre; thôn 5, xã Thượng Long; thôn Đa Phú, xã Hương Phú); 3 vị trí có nguy cơ cao  xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở (thôn Ria Hố, xã Thượng Lộ; thôn 2, xã Thượng Nhật; thôn 1, xã Hương Lộc); 2 khu vực dân cư có nguy cơ cao xảy ra lũ quét ở (thôn Ka Zan, xã Thượng Lộ; thôn Phú Thuận, xã Hương Xuân).

Ông Hồ Văn Ta, người dân tại xã Hương Xuân chia sẻ, những năm trở lại đây mưa lớn kéo dài từ tháng 9 - 12 khiến nhiều điểm sạt lở, xói mòn và giao thông chia cắt do ngập úng. Nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương chủ động hỗ trợ di tản, cắm biển cảnh báo nên người dân cũng an tâm hơn phần nào mỗi khi mùa mưa bão đến.

Chủ động phòng, ngừa

Với tinh thần chủ động, tập trung đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản, ngay từ giữa năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nam Đông đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lớn; theo dõi tình hình thời tiết để thực hiện kịp thời thực hiện các phương án đã xây dựng và sẵn sàng sơ tán các hộ dân ở nơi không an toàn, có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Khi diễn ra mưa bão, các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện được phân công phụ trách các địa phương về cùng với địa phương để chỉ đạo thực hiện các phương án ứng phó và chỉ huy xử lý kịp thời các tình huống sự cố thiên tai xảy ra.

Đồng thời, tiến hành kiểm tra các hồ chứa nước thủy điện yêu cầu vận hành theo đúng phương án đã được phê duyệt. Chỉ đạo các địa phương thực hiện ngay các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai đã xây dựng và tiến hành rào chắn, cắm biển báo hiệu, chốt trực các khu vực nguy hiểm không cho người qua lại.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Nam Đông cho biết, với tinh thần tuyệt đối không chủ quan và cảnh giác cao độ, huyện Nam Đông đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các biên pháp phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão năm nay, tuyệt đối không để xảy ra các tình huống đáng tiếc.

Bên cạnh đó, chế độ thông báo cũng được triển khai thường xuyên trên hệ thống truyền thanh huyện, xã, các mạng xã hội về tình hình thiên tai và các nhiệm vụ cần thực hiện để phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại.

Thông tin từ UBND huyện Nam Đông, đơn vị đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê lập danh sách và kế hoạch sơ tán cụ thể các hộ ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng khi có thiên tai xảy ra; xác định 140 địa điểm di dời đến như (UBND xã, trạm y tế, trường học, trụ sở các cơ quan và các nhà kiên cố ở trong khu vực) để tránh lúng túng trong khi triển khai; cương quyết thực hiện sơ tán, di dời và có thể cưỡng chế khi cấp thiết.

Để kịp thời ứng phó với tình huống xấu xảy ra, toàn huyện đã chuẩn bị sẵn sàng 414 phao tròn, 405 áo phao, 2 phao bè, 30 nhà bạt, 4 thuyền cao su, 1 chiếc xuồng máy. Đồng thời, chủ động hợp đồng với Công ty CP thương mại Nam Đông và các đại lý trên địa bàn dự trữ 500 lít dầu hỏa; 4.000 lít xăng; 500 thùng mì tôm; 30 tấn gạo để dự phòng cung cấp kịp thời cho Nhân dân ở các vùng bị cô lập, thiếu lương thực khi có thiên tai xảy ra. Các xã, thị trấn cũng tuyên truyền, vận động Nhân dân tự dự trữ các mặt hàng thiết yếu đảm bảo tối thiểu 7 ngày (lương thực, thực phẩm, đèn pin, nhiên liệu…).

Bài, ảnh: Minh Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Return to top