ClockThứ Bảy, 21/04/2018 14:32

Giá trị của thương hiệu du lịch điểm đến

TTH - Hình thành thương hiệu điểm đến của Huế là một trong những nội dung được đặt ra tại Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 13/3/2018 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ có 8 từ nhưng trọng trách mà điều này hướng tới nhiều hơn dung lượng mà nó gánh vác, nhất là khi đó không chỉ là nội hàm của một sản phẩm, mà còn mang một nghĩa rộng hơn và đa diện hơn – như một tài nguyên của một vùng, địa phương. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn đề cập khi nói về thương hiệu du lịch tại điểm đến của Thừa Thiên Huế.

Văn hóa – di sản: Thương hiệu “khung” của du lịch HuếXét tặng giải thưởng Du lịch Thừa Thiên HuếLuật Du lịch sửa đổi: Lấy khách du lịch làm trung tâm, bảo vệ quyền lợi của kháchDu lịch Huế: Vẫn lận đậnLành mạnh hóa môi trường du lịch

Đại Nội, điểm đến làm nên thương hiệu du lịch Huế. Ảnh: Thanh Toàn

Thật ra, cụm từ này không hề mới mẻ đối với một vùng du lịch trọng điểm như Huế. Tôi tin người ta đã gọi tên nó rất, rất nhiều lần trong các bài báo, bản báo cáo hay các cuộc chuyện trò, trao đổi. Tuy nhiên, nếu được hỏi về một điều gì đó cụ thể của thương hiệu này, hẳn sẽ không ít người lúng túng. Có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu khi thương hiệu điểm đến là một tập hợp bao gồm rất nhiều yếu tố. Người ta có thể nhận diện nó dựa trên những cảm quan về không gian, cảnh quan thiên nhiên; hệ thống di tích, di sản văn hóa; cơ sở hạ tầng dịch vụ và các nhóm sản phẩm phục vụ cho du lịch; là cốt cách, phong thái nhưng cũng có thể là người dân ở tư cách chủ thể với những ứng xử đi kèm...Vấn đề là ở chỗ, tất cả những yếu tố này hiện hữu trong một chỉnh thể thống nhất như thế nào? Chúng vừa có mối quan hệ tương hỗ với nhau, vừa có thể hoạt động độc lập ra sao? Điểm riêng và tính khác biệt của điểm đến ấy là gì và tất cả những điều này sẽ quyết định việc lựa chọn của du khách khi được chào tour, giới thiệu sản phẩm hay tự họ tìm kiếm trên các kênh thông tin, quảng bá.

Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng văn hóa di sản, tâm linh, nghỉ dưỡng, hội thảo, du lịch sinh thái và các loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái... là quan điểm chủ đạo về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Bên cạnh việc xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng khai thác mọi nguồn lực và phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, đã có hẳn một yêu cầu mới về việc đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch. Yêu cầu này đặt ra với những xác lập cụ thể để vận hành ngành công nghiệp không khói theo quy luật kinh tế thị trường, có sự chỉ đạo, giám sát của các cơ quan chức năng. Quan trọng hơn là việc phải tập trung xây dựng các chính sách đột phá trong phát triển du lịch, với ưu tiên hàng đầu về kêu gọi đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất. Quảng bá du lịch và triển khai bộ quy tắc ứng xử du lịch trong hoạt động du lịch là những việc đi kèm, một cách nhất thiết để xây dựng được một môi trường du lịch thân thiện, văn hóa và an ninh.

Các festival làm nên thương hiệu du lịch Huế. Ảnh: Tâm Huệ

Theo cách mà chúng tôi hiểu, những điều này là phần cứng, là phần bao trùm các hoạt động để tạo ra một phương thức thống nhất trong chỉnh thể, hướng tới sự phát triển chung. Còn những phần việc cụ thể, tích hợp trong phương thức này là điều kiện đủ để tạo ra một sự thay đổi toàn diện trong chuyển động theo hướng tích cực hơn. Và có lẽ, đây cũng là “thị phần” để mỗi chủ thể xác lập hướng đi cho mình khi tham gia vào thị trường du lịch, bằng những phân khúc sản phẩm riêng, gói sản phẩm riêng.

Nếu có ai đó đặt lại vấn đề, rằng thương hiệu điểm đến nơi bạn đang sống là gì, tôi tin sẽ có nhiều cách trả lời, tùy từng cương vị, góc nhìn và đối tượng khác nhau. Vấn đề là, khi xây dựng và hình thành được, thương hiệu du lịch điểm đến sẽ mang lại nguồn lợi gì, như thế nào cho người dân và cộng đồng trong mối quan hệ và tác động qua lại của nó. Quan trọng hơn là thương hiệu điểm đến ấy phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí của bản sắc và tính bền vững.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025

TIN MỚI

Return to top