ClockThứ Năm, 22/06/2023 07:00

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - bài 1: Thành lập Ban vận động kết nghĩa

TTH - Từ đầu năm 1960, hưởng ứng phong trào kết nghĩa ruột thịt Bắc – Nam, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã được thành lập và khẩn trương đi vào hoạt động. Để củng cố, mở rộng thành phần đại diện cho đồng bào của “Ba thành phố lớn nhất của Việt Nam”, vào chiều 5/10/1960, Ban vận động đã họp phiên toàn thể để kiểm điểm công tác tiến hành từ những phiên họp trước và bàn kế hoạch để chuẩn bị thật tốt cho buổi lễ kết nghĩa mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt này.

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí Phát động giải báo chí “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”

leftcenterrightdel
Lãnh đạo Báo Hànộimới trao đổi kinh nghiệm với Ban biên tập Báo Thừa Thiên Huế trong dịp kỷ niệm & ký kết kết nghĩa năm 2017. Ảnh: PV 

Bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Hà Nội, Trưởng ban vận động kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã giới thiệu và đề nghị mời thêm một số vị tham gia vào Ban vận động, gồm: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn; đồng chí Hà Huy Giáp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Xứ ủy viên Nam Bộ Đảng Cộng sản Đông Dương phụ trách Đảng bộ thành Sài Gòn – Chợ Lớn; bà Nguyễn Thị Lựu, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Phong trào Hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn; ông Nguyễn Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguyên Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ, phụ trách Sài Gòn – Chợ Lớn; ông Trang Dung, Phó Chủ nhiệm Hội Hoa Liên, Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Hội Giai Liên Sài Gòn - Chợ Lớn; Giáo sư Phạm Huy Thông, Giám đốc Trường đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên Tổng Thư ký Phong trào Hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn; ông Trần Thanh Tửu (tức Sáu Đen), Trưởng phòng Kiểm tra kỹ thuật Nhà máy đèn Hà Nội; Bác sĩ Lê Đình Thám, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam, nguyên Hội trưởng Phật giáo Trung Bộ; ông Vũ Quốc Lộc, đại biểu ngành giáo dục Hà Nội; ông Hiển Nhân, Chủ nhiệm báo Thời Mới; ông Thanh Tịnh, nhà văn; ông Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ Tuyên huấn Trung ương Đoàn, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Thanh niên Cứu quốc thành phố Hà Nội; bà Võ Thị Thể, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đồng Khánh Huế và ông Sỹ Tiến, Chủ tịch Liên đoàn Ca kịch Thủ đô.

Toàn thể hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh các vị mới tham gia vào Ban vận động kết nghĩa. Và thể theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Hành chánh Hà Nội cùng các vị đại diện Nhân dân Sài Gòn, Huế đã quyết định thời gian chính thức làm Lễ kết nghĩa giữa ba thành phố. Để chuẩn bị cho buổi lễ thêm phần ý nghĩa, hội nghị đã ra Lời kêu gọi toàn thể đồng bào Thủ đô, các tầng lớp nhân dân, các ngành, các giới nhiệt liệt hưởng ứng cuộc vận động kết nghĩa. Lời kêu gọi có đoạn sau:

Từ xưa tới nay, đồng bào cả nước đã giữ vững truyền thống đấu tranh anh dũng nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo đã quật khởi vùng lên giành những thắng lợi cách mạng vô cùng vẻ vang. Trong lòng Tổ quốc tươi đẹp và anh hùng, Hà Nội, Huế, Sài Gòn những thành phố lớn nhất của nước nhà về kinh tế và chính trị, đã nêu cao tinh thần bất khuất xứng đáng với lòng tin yêu của toàn thể đồng bào và giữa ba thành phố xưa và nay vốn nặng tình keo sơn, gắn bó ruột thịt với nhau.

leftcenterrightdel
Năm 2017 đã diễn ra lễ kết nghĩa giữa 3 báo: Hànộimới - Thừa Thiên Huế và Sài Gòn Giải Phóng. Ảnh: LÊ THỌ 

Hà Nội, Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Tổ quốc thống nhất sau này, đương cổ vũ đồng bào Sài Gòn, Huế đẩy mạnh đấu tranh với lòng tin tưởng vững chắc ở thắng lợi ngày mai.

Sài Gòn, thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, nơi đầu tiên đứng lên cầm súng kháng chiến cứu nước cũng là nơi mà nhiều người con ưu tú của Hà Nội trong đoàn quân Nam tiến đã hy sinh bên cạnh đồng bào Sài Gòn để bảo vệ miền Nam thân yêu khi quân thù trở lại gây hấn năm 1945. Ngày nay Sài Gòn lại đang anh dũng đấu tranh từng ngày từng giờ chống bè lũ Mỹ - Diệm để cùng đồng bào cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thành phố Huế đau thương dưới gót sắt của đế quốc và phong kiến đầu sỏ, đã vùng lên đấu tranh anh dũng giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong cách mạng và kháng chiến. Suốt mấy năm nay, thành phố Huế mến yêu của cả nước lại đẩy mạnh phong trào chống Mỹ - Diệm. Trên sông Hương dịu hiền, trên các đường phố Huế vẫn thường xuất hiện truyền đơn, cờ đỏ nói lên ý chí kiên cường của Nhân dân Huế và báo trước ngày mai tươi đẹp của Huế trong lòng Tổ quốc thống nhất hòa bình.

Hà Nội, Huế, Sài Gòn, trải bao năm đã gắn bó nặng tình ruột thịt. Từ ngày hòa bình lập lại, tình nghĩa keo sơn giữa ba thành phố càng thêm bền chặt. Suốt sáu năm qua, đồng bào Hà Nội chưa thể yên vui khi đất nước còn chia hai, khi Sài Gòn, Huế và cả miền Nam còn quằn quại dưới chế độ bạo tàn đẫm máu của kẻ thù. Đồng bào Hà Nội, với tấm lòng tha thiết yêu thương miền Nam ruột thịt, đã phối hợp chặt chẽ với đồng bào miền Nam, với đồng bào Sài Gòn, Huế không ngừng đẩy mạnh công cuộc đấu tranh thống nhất, biến căm thù thành sức mạnh, xây dựng Thủ đô, xây dựng miền Bắc. Đồng bào Sài Gòn, Huế đã gửi những người con thân yêu ra miền Bắc, ra Hà Nội góp phần xây dựng Tổ quốc, xây dựng Thủ đô và suốt sáu năm qua đã ngày đêm hướng về miền Bắc, về Thủ đô Hà Nội, bền bỉ đấu tranh chống bè lũ Mỹ - Diệm với lòng tin tưởng vững chắc ở thắng lợi cuối cùng.

Từ trước tới nay, Nhân dân ba thành phố luôn luôn ra sức củng cố mối tình ruột thịt anh em, ra sức đoàn kết đấu tranh vì quyền lợi chung của dân tộc. Chính vì vậy mà ngày nay Hà Nội, Sài Gòn, Huế chúng ta kết nghĩa với nhau. Hai thành phố lớn nhất ở miền Nam kết nghĩa với Thủ đô Hà Nội thật xứng đáng tiêu biểu cho sự đoàn kết thân ái giữa hai miền Bắc – Nam. Việc kết nghĩa này có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đồng bào Sài Gòn, Huế vốn sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng, với tình kết nghĩa anh em Hà Nội, Huế, Sài Gòn nhất định sẽ đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đấu tranh nhằm đánh bại kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai cho Bắc – Nam sớm tới ngày thống nhất, cho Hà Nội, Sài Gòn, Huế sớm tới ngày sum họp một nhà.

Quyết định thành lập Ban vận động kết nghĩa anh em giữa ba thành phố Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ra Lời kêu gọi có ý nghĩa máu thịt này được các báo, đài ở Thủ đô lúc bấy giờ đăng, phát rộng rãi chuyển đến Nhân dân cả nước thông tin chính thức về một mối tình kết nghĩa huynh đệ keo sơn vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì hòa bình thống nhất nước nhà Việt Nam yêu quý.

(còn nữa)

Dương Phước Thu

Bài 2: Chính thức kết nghĩa anh em
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế

Sáng 1/1, Thành ủy Huế tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế, trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ huyện Nam Đông và Đảng bộ huyện Phú Lộc (cũ). Đến dự lễ công bố có các UVTV Thành ủy: Phan Xuân Toàn, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy; Đặng Ngọc Trân, Trưởng ban Nội chính Thành ủy.

Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế
Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP. Huế

Ngày 30/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thay đổi tên gọi đơn vị, sáp nhập, giải thể và thành lập mới. Tham dự có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP Huế

TIN MỚI

Return to top