ClockThứ Sáu, 19/01/2024 12:57

Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân

Ngày 19/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 2, khóa VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023; bàn, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và thực hiện Công tác thi đua khen thưởng năm 2023.

Nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minhDấu ấn công tác hội và phong trào nông dânĐưa nguồn vốn tam nông đến gần hơn với nông dânĐại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII thành công tốt đẹpTuyên truyền pháp luật đến với nông dân

Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh tư liệu: Thanh Hải/TTXVN 

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Điểm nhấn trong hoạt động của Hội Nông dân nhiệm kỳ qua là chỉ đạo hoàn thành tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh theo đúng kế hoạch, nhất là đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2023/NĐ-CP, ngày 24/6/2023 về thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân; phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu tổ chức thành công Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ V năm 2023; tổ chức tốt Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 và Biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập; Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam năm 2023…

“Những kết quả năm 2023 của Hội Nông dân Việt Nam đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao; tạo khí thế, động lực, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên, nông dân và toàn xã hội. Kết quả công tác Hội và phong trào nông dân đã trực tiếp góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và đất nước, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân", ông Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh.

Trong năm 2023, công tác xây dựng tổ chức Hội được chú trọng, củng cố; chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt của các chi, tổ Hội được nâng lên theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Các phong trào thi đua do Hội phát động, nhất là Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao về chất lượng, có sức lan tỏa, lôi cuốn hội viên, nông dân tham gia. Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đóng vai trò hạt nhân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, là nhân tố quan trọng giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng ổn định.

Các cấp Hội tích cực phối hợp với doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, máy nông nghiệp cho nông dân; tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn nông dân đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo, đồng hành, đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng gia đình chính sách, hộ nông dân nghèo, đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa, thôn, bản biên giới, nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Cùng với đó là tập trung thảo luận, xem xét, thống nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028.

Các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân phải phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”; bám sát Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị, tập trung xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp Hội tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá gồm: Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân; Tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp.

Đồng thời, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kịp thời đến cán bộ, hội viên, nông dân các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị gắn với các hoạt động thiết thực của Hội, thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ của nông dân.

Ông Lương Quốc Đoàn đề nghị các đại biểu bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 46-NQ/TW, nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam và thực tiễn hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân tại địa phương, tập trung thảo luận, góp ý kiến, đề xuất nội dung, chương trình, đề án, dự án cụ thể, khả thi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội. Từ đó thống nhất, ban hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 46-NQ/TW và nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam nhằm tạo bước phát triển mới cho công tác Hội và phong trào nông dân trong thời gian tới.

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top