ClockChủ Nhật, 18/05/2025 06:15

Cần sự kết nối cho nghiên cứu khoa học

HNN - Cần có sự kết nối để các công trình khoa học đi vào cuộc sống và thực sự phát huy hiệu quả, không gây nên sự lãng phí lớn về chất xám.

Nghiên cứu xây dựng mô hình khởi nghiệp từ việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa họcKhởi nghiệp sáng tạo từ trong trường họcLan tỏa phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường học

Người dân thao tác thực hiện dịch vụ công trên Hue-S Ảnh: Ngọc Hòa 

Được thí điểm vào tháng 6/2018, chính thức hoạt động vào tháng 1/2019, ngay tại lễ trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022, Hue-S đã được vinh danh. Được biết, Make in Viet Nam năm 2022 thu hút hơn 200 hồ sơ đăng ký tham gia dự thi. Quá trình xem xét, Ban Tổ chức đã chọn ra 40 cái tên xứng đáng nhất để vinh danh. “Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)” lọt vào top 10 hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số.

Tính đến thời điểm nhận giải thưởng, Hue-S là một siêu ứng dụng trên nền tảng di động với định hướng một nền tảng tích hợp nhiều dịch vụ, nhiều đối tác. Nền tảng Hue-S thu hút 10 tập đoàn, doanh nghiệp tham gia tích hợp hơn 15 dịch vụ số, 800.000 lượt tải ứng dụng, bình quân mỗi người sử dụng 35 phút/ngày. Hue-S đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, thu hút số lượng rất lớn người dân tham gia. Thật ấn tượng khi được biết, chỉ riêng năm 2023, Hue-S đã phát hơn 1.800 cảnh báo thiên tai, hỗ trợ qua đường dây nóng với 547 cuộc gọi đến và 224 cuộc gọi hỗ trợ người dân. Có thể xem, Hue-S là một thành công cho việc đưa các đề tài nghiên cứu khoa học vào cuộc sống ở Huế.

Bên cạnh Hue-S, nghiên cứu khoa học tại Huế gần đây đạt được nhiều thành tựu đưa vào ứng dụng thực tiễn. Đáng nói như lĩnh vực y tế với E-FAST, lĩnh vực bảo tồn giá trị di sản văn hóa Huế, hay ở cấp độ thấp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với đề tài nghiên cứu về trồng sen trắng cung đình tại Phú Lộc, sản xuất cà chua công nghệ cao ở Quảng Điền… Các lĩnh vực nghiên cứu đa dạng, từ khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, y học, nông nghiệp, đến khoa học xã hội và nhân văn. Những kết quả đạt được không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn mà còn góp phần nâng cao vị thế của Huế trong bản đồ khoa học và công nghệ Việt Nam.

Ngay từ năm 2021, Thành ủy Huế đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/TU về xây dựng Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Sau 4 năm triển khai, đã có 4/9 chỉ tiêu đạt kế hoạch, liên quan đến ứng dụng nghiên cứu khoa học - công nghệ vào cuộc sống. Lần lượt, đó là tỷ lệ kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ được thương mại hóa sản phẩm; tỷ lệ sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; số bài báo khoa học - công nghệ được đăng trên tạp chí quốc gia, quốc tế tăng 1,5 lần so với năm 2020; số lượng đặc sản, sản phẩm chủ lực trên địa bàn phát triển theo chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, đối xét với những yêu cầu đặt ra, vẫn còn đó những bất cập ở Huế khi còn nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm hoặc có mô hình nhỏ, chưa được nhân rộng hoặc thương mại hóa hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tham gia chủ trì hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu còn thấp, dẫn đến khó duy trì và mở rộng kết quả nghiên cứu. Ngân sách cho nghiên cứu khoa học chủ yếu phụ thuộc vào Nhà nước, trong khi các nguồn lực từ tư nhân hoặc quốc tế còn hạn chế. Một số lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhưng Huế vẫn còn thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc đưa nghiên cứu ra thực tiễn.

Là một trong những nhà khoa học có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công, TS. Hà Phương Thư, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rất có lý khi cho rằng: Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học rất thành công, nếu được ứng dụng, sẽ rất tốt cho đời sống con người, nhưng lại không nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp, chủ đầu tư. Nguyên nhân là bởi, vẫn thiếu “sợi dây kết nối” “5 nhà”, đó là nhà quản lý, nhà khoa học, nhà báo, nhà đầu tư và người dân.

Không còn nghi ngờ, Huế có nền tảng mạnh mẽ về nghiên cứu khoa học nhờ vào hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu, và các trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ. Đại học Huế là trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn, đóng vai trò quan trọng trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ lực trong việc triển khai các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tập trung vào các mô hình ứng dụng thực tiễn như nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường, và nuôi trồng thủy sản. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố là đơn vị tổ chức các hội thảo, triển khai các đề tài nghiên cứu nhằm kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp.

Thực tế ở Huế cho thấy, để thực sự đi vào đời sống, đầu tiên bản thân đề tài nghiên cứu khoa học đặt ra có giải quyết được vấn đề thực tế nào không; gắn liền với đó là phương pháp triển khai khoa học đáng tin cậy, có kết quả khả thi và phải được kiểm chứng kết quả qua thử nghiệm thực tế. Điều đáng nói nữa là, phải có sự kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước để chuyển giao kết quả nghiên cứu. Chưa kể đến các vấn đề liên quan, như xây dựng mô hình thử nghiệm hoặc sản phẩm mẫu để chứng minh hiệu quả; đăng ký bản quyền, bằng sáng chế nếu cần để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; truyền thông, nâng cao nhận thức và lan tỏa giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng kết nối hàng không

Chiều 19/6, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV) nhằm trao đổi, thảo luận các nội dung hợp tác xúc tiến đầu tư, mở rộng kết nối hàng không, góp phần khai thác hiệu quả Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Mở rộng kết nối hàng không
Kết nối liên vùng, phát triển đô thị biển

Nhằm phát triển đô thị về hướng biển và tạo sự liên kết vùng, thời gian qua, ngoài thực hiện tốt các quy hoạch, TP. Huế còn ưu tiên kêu gọi và đầu tư các dự án lớn nhằm hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, từ các đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh.

Kết nối liên vùng, phát triển đô thị biển
Kỳ vọng đường bay thẳng kết nối Huế - Hàn Quốc

Hàn Quốc là thị trường khách du lịch quan trọng hàng đầu của Việt Nam, được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới. Để thu hút khách Hàn Quốc đến với Huế nhiều hơn, cần mở và duy trì đường bay thẳng kết nối Huế với các thành phố của xứ sở Kim Chi.

Kỳ vọng đường bay thẳng kết nối Huế - Hàn Quốc
Động lực mới kết nối đường bộ Việt - Lào - Thái

Ngày 6/6, tại điểm chính giữa sông Mekong, điểm mốc giới quốc gia giữa hai nước Lào - Thái Lan tại tỉnh Bolikhamxay của Lào và tỉnh Beung Kan của Thái Lan đã diễn ra Lễ hợp long Cầu Hữu nghị Lào - Thái Lan số 5, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực tăng cường kết nối hạ tầng giao thông và thúc đẩy giao thương khu vực tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt là giữa ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.

Động lực mới kết nối đường bộ Việt - Lào - Thái

TIN MỚI

Return to top