ClockThứ Hai, 02/03/2020 07:00

Biên cương ngày nắng mới

TTH - Những việc làm đầy nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh góp phần làm cho cuộc sống của người dân vùng đất biên cương ngày càng thêm khởi sắc.

Đẹp, xanh doanh trạiBộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra bắn đạn thật bài 1 súng tiểu liên AK

BĐBP tỉnh hỗ trợ dê giống cho đồng bào nghèo ở Hồng Vân (A Lưới)

Bố nuôi và khuyến nông viên quân hàm xanh

Dậy từ 5 giờ 30 sáng, Đại úy Lưu Xuân Nghiêm, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân (A Lưới) khẩn trương chuẩn bị bữa ăn sáng cho cháu Lê Phi Lăng, học sinh lớp 3, mồ côi cha từ nhỏ giờ là con nuôi của đồn.

Cháu Lê Phi Lăng, dân tộc Pa Cô, ở thôn A Năm, xã Hồng Vân tỏ ra thích thú khi được ăn ở, học tập, sinh hoạt tại nơi ở mới.

Đại úy Nghiêm được đơn vị phân công đảm nhận chăm nuôi cháu Lăng, tươi cười bảo: "Từ nay tôi được xem như là bố cháu, phải coi cháu như con để dạy bảo cho tốt".

“Con nuôi Đồn Biên phòng” là mô hình lần đầu tiên được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức thực hiện với mong muốn hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được ăn ở, học tập đầy đủ, phát triển toàn diện. Triển khai mô hình này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trực tiếp chỉ đạo Đồn BPCK Hồng Vân và Đồn BPCK A Đớt nhận nuôi 2 cháu để làm điểm, sau đó nhân rộng trên địa bàn biên giới toàn tỉnh.

Sau khi hoàn tất việc hướng dẫn học tập cho cháu Lăng, anh Nghiêm cùng tổ công tác của đơn vị về xã Hồng Thủy thực hiện các phần việc giúp đỡ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh tuyến biên giới. Nhằm giúp đồng bào phát triển mô hình trồng chuối theo hướng hàng hóa, góp phần mở ra hướng đi mới trong ngành nông nghiệp ở địa phương, cán bộ biên phòng đã trở thành những “khuyến nông viên”.

Diện tích trồng chuối của anh Nguyễn Mạnh Hùng ở thôn 4, xã Hồng Thủy khiến chúng tôi thật ấn tượng. Anh Hùng chia sẻ: “Được sự hướng dẫn tận tình của BĐBP về quy trình sản xuất cây chuối, gia đình tôi mạnh dạn trồng gần 15ha, trong đó hơn 8ha đã cho thu hoạch quả. Tháng vừa rồi thu hoạch được hơn 1.200 buồng chuối, giá bình quân mỗi buồng 50-60 ngàn đồng, tính ra cũng cho gia đình nguồn thu gần 50 triệu đồng...”.

Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy Bùi Viết Dũng cho biết, hiện trong xã có hơn 90% số hộ chuyển đổi vườn đồi trồng cây chuối, bình quân mỗi hộ trồng hơn 5 sào chuối ba lùn và chuối mốc. Các hộ đều được đồn biên phòng hướng dẫn cách trồng, chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng trái. Bây giờ, cây chuối được đa số người dân gọi là cây xóa nghèo của Hồng Thủy.

Đổi thay nơi biên cương

Để nâng cao tính thiết thực trong công tác giúp dân ở biên giới cải thiện đời sống, mỗi đồn biên phòng trên địa bàn hai tuyến biên giới đều lựa chọn nội dung, mô hình cụ thể. Ngoài vận động, giúp dân phát triển kinh tế, Đồn Biên phòng Vinh Xuân (huyện Phú Vang) còn tích cực vận động đóng góp chung tay xây dựng các công trình phúc lợi, dân sinh, cải thiện chỗ ở cho bà con nghèo.

Bà Phạm Thị Duyên ở xã Vinh Xuân là một trong số nhiều hộ giáo dân ở các xã Vinh Xuân, Vinh An... được Đồn Biên phòng Vinh Xuân hỗ trợ xây dựng “Mái ấm tình thương”, chia sẻ: “Nhờ có BĐBP giúp đỡ, gia đình tui mới có nhà cửa khang trang; đồng thời còn được các anh cưu mang từng bữa ăn từ số gạo hỗ trợ hằng tháng”.

Để có đủ điều kiện xây dựng “Mái ấm tình thương” cho các hộ giáo dân, đơn vị đề xuất Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh hỗ trợ mỗi hộ 30 triệu đồng; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ thêm nguồn lực và phối hợp với chính quyền địa phương bố trí nguồn kinh phí xóa nhà tạm theo Chương trình 167. Ngoài ra, đơn vị huy động ngày công trong cán bộ, chiến sĩ, các ban ngành, đoàn thể địa phương cùng thực hiện. Nhờ đó, mỗi căn nhà được xây lên rộng hơn 50m2, nền lát gạch men, tường bờ lô, mái ngói, trụ bê tông cốt thép kiên cố, với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng.

Đảng ủy BĐBP tỉnh còn triển khai đồng bộ việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Đây là mô hình mới, lần đầu tiên được các cấp ủy Đảng trong lực lượng biên phòng tỉnh thống nhất tổ chức từ đầu năm 2019. Đến nay, các đồn biên phòng trên hai tuyến biên giới đã phân công 286 đảng viên phụ trách 1.268 hộ gia đình.

Theo Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh, Đảng ủy BĐBP tỉnh luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nhân rộng điển hình tiên tiến về các mô hình giúp dân. Qua đó, cán bộ, chiến sĩ luôn phát huy tinh thần giúp dân bằng những việc làm cụ thể, góp phần làm chuyển biến đời sống người dân và bộ mặt thôn, bản nơi biên giới; xây dựng thế trận lòng dân, thế trận biên phòng ngày càng vững chắc.

5 năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã quyên góp, ủng hộ các loại quỹ được trên 500 triệu đồng; vận động quyên góp, ủng hộ được hơn 2 tỷ đồng cho quỹ “Mái ấm cho chiến sĩ nơi biên cương”; giúp đỡ xây dựng gần 200 ngôi nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương; đỡ đầu 101 em học sinh với số tiền 500.000 đồng mỗi tháng/em ...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mùa xuân của mẹ

Không hẳn đất trời khoác lên mình lá hoa đâm chồi nảy lộc, mùa xuân của Mẹ được dệt nên bởi rất nhiều yêu thương của những đứa con bộ đội biên phòng (BĐBP).

Mùa xuân của mẹ
KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH (15/12/1964 – 15/12/2024)
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu

Xây dựng Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh trong sạch, vững mạnh (TSVM) tiêu biểu là nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng, có tính nguyên tắc, chủ đạo trong tình hình mới. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đơn vị nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu
Vững vàng trên mọi nẻo biên cương

Nhiều năm liền vinh dự được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh tặng bằng khen, nhưng đối với Thượng tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, “đi dân nhớ, ở dân thương” có lẽ là phần thưởng quý giá nhất.

Vững vàng trên mọi nẻo biên cương
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương

TIN MỚI

Return to top