ClockThứ Năm, 07/11/2024 12:02

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

TTH.VN - Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đếnCấp phát thuốc Methadone cho bệnh nhân đến cuối ngày trong điều kiện mưa bãoTrực tiếp về ngay địa bàn để lãnh, chỉ đạo phòng, chống bão lụtĐảm bảo an toàn tính mạng người dân trong bão lũ“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ

 Phun hóa chất xử lý môi trường

Lãnh đạo Sở Y tế yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh tại địa bàn, chú trọng các vùng thấp trũng, lũ quét. Giám sát, phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra tại các điểm mưa ngập như viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, nấm kẽ chân, sốt xuất huyết; đề phòng các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát các TTYT huyện, thị xã, TP. Huế triển khai biện pháp phòng chống, xử lý dịch ở các tuyến khi có tình huống xảy ra. Chủ động phương án xử lý vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch trong, sau mưa lũ và ngập lụt.

Các đơn vị điều trị đảm bảo thuốc và hóa chất cho hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo phương châm 4 tại chỗ. Tăng cường truyền thông cho người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của các đợt bão lũ biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ bằng các biện pháp: Mắc màn ngủ kể cả ban ngày, ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, khử trùng nước ăn, uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đi khám và điều trị khi nghi ngờ nhiễm bệnh.

T. LINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top