ClockThứ Sáu, 25/03/2022 06:44

Gạn tách bạch cầu cho trẻ lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên

TTH.VN - Chiều 24/3, bệnh nhi đã được xuất viện sau 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Cứu sống trẻ sơ sinh bị dị tật tĩnh mạch não hiếm gặpTrung tâm Can thiệp Tim mạch - Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đi vào hoạt động20 bệnh nhi được ghép tủy thành công tại Bệnh viện Trung ương HuếThư gửi từ Sài GònCa ghép tim thành công đầu năm mới

Bệnh nhi Nguyễn Tuấn H. trong ngày xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, Nguyễn Tuấn H. khởi bệnh với biểu hiện mệt mỏi, đau đầu nhiều, được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam phát hiện bạch cầu tăng rất cao nên được chuyển ngay đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại đây, bệnh nhi được làm các xét nghiệm chẩn đoán với tủy đồ, công thức máu và sinh hóa máu. Tuy nhiên, với số lượng bạch cầu tăng quá cao, trẻ mệt và đau đầu nhiều, nguy cơ tắc mạch, nhất là tắc mạch não. Bệnh nhi được các bác sĩ thực hiện gạn tách bạch cầu.

Trong quá trình gạn tách, trẻ được theo dõi sát và không xảy ra tai biến. Sau 4 tiếng gạn tách, số lượng bạch cầu của trẻ từ mức 400.000/l xuống còn 220.000/l. Trẻ khỏe hơn và không còn đau đầu nữa. Cùng với nhiều biện pháp điều trị phối hợp khác, trẻ đã khỏe mạnh trở lại, bạch cầu trở về giá trị bình thường 3.000/l.

Tăng bạch cầu là một cấp cứu nhi khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến ngưng kết bạch cầu, tắc mạch và tử vong. Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, kỹ thuật gạn tách bạch cầu là kỹ thuật cao, sử dụng để điều trị trong các bệnh lý huyết học ác tính, giúp hạ nhanh số lượng bạch cầu trong giai đoạn cấp. Đây là trường hợp đầu tiên gạn tách bạch cầu điều trị cho trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế nói riêng, cũng như khu vực Miền Trung-Tây Nguyên nói chung.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư 6 bệnh viện lên tầm quốc tế, trong đó có Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Với bề dày truyền thống 130 năm, BVTW Huế đang đón đầu nhiều cơ hội phát triển. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế và được ông thông tin:

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Return to top