ClockThứ Tư, 26/07/2023 14:46

Điều trị thành công nhiều ca mắc tay chân miệng nặng​

TTH.VN - Ngày 26/7, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, có thêm 5 bệnh nhân tay chân miệng thể nặng được xuất viện, sau thời gian điều trị tại Trung tâm Nhi.

Phát hiện một ca sốt rét ngoại lai sau khi công bố loại trừ bệnh sốt rét50% số ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30Trao quyết định trúng tuyển cho 4 bác sĩ theo chính sách thu hút nguồn nhân lựcSức khỏe tiến triển tốt, bệnh nhân ghép tim đang phục hồi dầnĐội ngũ nhân lực là vốn quý của ngành y tế Ghép gan và điều trị viêm gan B mạn

leftcenterrightdel
 Bác sĩ Khoa Tiêu hóa – Tiết niệu – Bệnh nhiệt đới kiểm tra sức khỏe bệnh nhi bị TCM 

Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân tay chân miệng (TCM), đặc biệt là các trường hợp nặng tăng cao.

Từ 1/2023 đến nay, Khoa Tiêu hóa – Tiết niệu – Bệnh nhiệt đới tiếp nhận 67 trường hợp TCM. Trong số này, Quảng Bình có 5 ca (3 ca mắc chủng Enterovirus 71 -EV 71); Quảng Trị có 5 ca (2 ca mắc chủng EV 71), Hà Tĩnh 7 có ca (1 ca mắc chủng EV 71), TP. Hồ Chí Minh có 2 ca, Quảng Nam có 1 ca.

Bệnh nhi TCM nặng từ độ 2b trở lên, phải điều trị ở đơn vị hồi sức có 14 trường hợp gồm: TCM độ 3: 7 trường hợp (Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị), 2 bệnh nhân phải thở máy. TCM độ 2b có 5 trường hợp (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế chuẩn bị đầy đủ thuốc men cũng như trang thiết bị cùng với đội ngũ nhân lực chuyên sâu để điều trị hầu hết các bệnh nhân TCM nặng trên địa bàn cũng như từ các tuyến chuyển đến.

leftcenterrightdel
 Một trẻ bị TCM diễn biến nặng phải thở máy tại Trung tâm Nhi, BVTW Huế

Trước tình hình dịch TCM lan rộng, đầu tháng 7/2023, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho các bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Trung ương Huế rà soát điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc… tiếp nhận các ca bệnh nặng. Đồng thời lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại 14 tỉnh, thành trọng điểm.

Cảnh báo của các chuyên gia y tế, đặc tính của EV71 lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao. Trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 có thể bị các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm não, phù phổi, sốc, suy tim, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ mắc TCM do EV71 được điều trị kéo dài 1-2 tuần hoặc nhiều tháng, thậm chí phụ thuộc máy thở. Sau điều trị, cũng có thể để lại một số di chứng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt, cách ly trẻ khi bị bệnh, tránh dùng chung vật dụng cá nhân…

Tin, ảnh: T.Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

TIN MỚI

Return to top