ClockThứ Tư, 19/04/2023 10:11

Các bệnh do virus nghiêm trọng xuất hiện gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu

TTH.VN - Nhiều chuyên gia quốc tế đến từ châu Âu, châu Á và châu Phi cùng gần 100 cán bộ y tế, giảng viên, học viên, sinh viên trong và ngoài nước vừa tham gia trao đổi, cập nhật kiến thức trong khóa đào tạo về “Các bệnh do virus nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện” và “Thực hành các nguyên tắc an toàn y sinh học”, khai mạc vào sáng 19/4.

Thúc đẩy hợp tác với Tổ chức DEVIEMEDTrao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho GS. Park Myong ChulNâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng hành cùng bệnh nhân

leftcenterrightdel
 GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế trao đổi tại chương trình

Khoá đào tạo do Trường đại học (ĐH) Y - Dược, ĐH Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Việt - Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Trường ĐH Tübingen, CHLB Đức tổ chức.

Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, các bệnh do vius nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, từ đại dịch SARS năm 2003, cúm lợn H1N1 năm 2009, hội chứng hô hấp Trung Đông MERS năm 2012, Ebola năm 2014 và COVID-19 từ năm 2020 đến nay. Việc nghiên cứu và phổ biến, cập nhật kiến thức về các loại bệnh này là hết sức cần thiết cho công tác đào tạo y khoa và khám chữa bệnh.

Khóa đào tạo về “Các bệnh do virus nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện” từ ngày 19-21/4. Khóa đào tạo cung cấp thông tin về dịch tễ học của các loại virus mới xuất hiện và tái xuất hiện, cách phát hiện ổ dịch, quản lý sớm và cơ chế kiểm soát sự lây nhiễm, kháng kháng sinh và bệnh lây truyền từ động vật sang người. Các báo cáo khoa học tập trung đề cập đến các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sự xuất hiện hoặc tái xuất hiện của các bệnh lý nghiêm trọng do virus, đáp ứng của các Chính phủ và cơ quan như Tổ chức Y tế Thế giới để kiểm soát sự lây lan bệnh.

Khóa đào tạo về “Thực hành các nguyên tắc an toàn y sinh học” từ ngày 24-25/4 nhằm cung cấp kiến thức chuyên sâu về các nguyên tắc an toàn sinh học, xử lý các tác nhân gây bệnh, kiểm soát lây nhiễm và sử dụng phòng xét nghiệm di động BSL-2 với tủ BSC-III trong ổ dịch tình huống. Các chủ đề bao gồm các bài tập thực hành về thu thập, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển, bảo quản và xử lý mẫu bệnh phẩm một cách an toàn, các bài tập thực hành về thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), kỹ thuật chẩn đoán cho các tình huống bùng phát dịch bệnh.

Các khóa đào tạo này cùng với các chương trình đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn của dự án PACE- UP tại châu Âu và châu Phi và Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào công tác chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về các bệnh lý truyền nhiễm nghiêm trọng, giúp ứng phó tốt hơn với các đại dịch và dịch bệnh toàn cầu…

Tin, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Return to top