ClockThứ Sáu, 23/07/2021 08:32

Sáng 23/7, Việt Nam có 3.898 ca mắc mới COVID-19, đến nay đã tiêm 4.411.659 liều vaccine

Từ 18 giờ ngày 22/7 đến 6 giờ ngày 23/7, Việt Nam có thêm 3.898 ca mắc mới COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh 3.302 ca; đến nay cả nước đã tiêm tổng số 4.411.659 liều vaccine.

Nghị quyết của Chính phủ về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch COVID-19Xây dựng kịch bản cụ thể thực hiện "mục tiêu kép" về phát triển kinh tế - xã hộiThủ tướng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhận vaccine qua COVAXPhải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho TP. HuếSớm áp dụng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất kinh doanhMuốn sản xuất phải có phương án chống dịchCông tác giám sát cần gắn liền với thực hiện mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Tính từ 18 giờ ngày 22/7 đến 6 giờ ngày 23/7, Việt Nam có 3.898 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (3.302 ca), Long An (223 ca), Đà Nẵng (47 ca), Bình Dương (37 ca), Tiền Giang (37 ca), Tây Ninh (36 ca), Đồng Nai (33 ca), Đồng Tháp (31 ca), Bình Thuận (23 ca), Bến Tre (20 ca), Ninh Thuận (19 ca), Phú Yên (15 ca), Hà Nội (14 ca), Kiên Giang (13 ca), Vĩnh Long (12 ca), Nghệ An (11 ca), Cần Thơ (10 ca), Trà Vinh (9 ca), Đắk Lắk (4 ca), Quảng Nam (1 ca), Lai Châu (1 ca). Trong đó có 191 ca trong cộng đồng.

Người dân đi lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo giãn cách phòng dịch. Ảnh: TTXVN

Kể từ đầu mùa dịch đến nay, lần đầu tiên Lai Châu ghi nhận có ca mắc mới tại cộng đồng trong giai đoạn này. Đây là ca bệnh có tiền sử về từ TP Hồ Chí Minh.

Tính đến sáng ngày 23/7, Việt Nam có tổng 78.269 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 76.140 ca mắc trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 74.570 ca, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Đến nay, tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi là 13.421 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 131 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 17 ca.

Từ 27/4/2021 đến nay, cả nước đã thực hiện 4.905.725 xét nghiệm cho 13.572.520 lượt người.

Trong ngày 22/7, cả nước có 43.720 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, đến nay, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.411.659 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.077.099 liều, tiêm mũi 2 là 334.560 liều.

Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh COVID-19 kịp thời, Bộ Y tế dự kiến lập gần 30 trung tâm hồi sức tích cực của vùng và 5 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia đặt tại các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy và Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 TP Hồ Chí Minh, mỗi trung tâm có 500-1000 giường bệnh.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương phối hợp chỉ đạo thực hiện thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại các địa điểm như khu ký túc xá, trường học, sân vận động... với các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân và thuốc thiết yếu.

Theo Tin tức TTXVN

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top