ClockThứ Năm, 22/07/2021 07:00

Muốn sản xuất phải có phương án chống dịch

TTH - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã có những kế hoạch phòng chống dịch cụ thể trên tinh thần 4 tại chỗ.

Phòng chống dịch nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Kiểm soát thân nhiệt người lao động trước khi vào làm việc

Ưu tiên chống dịch

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy) hàng ngày đón hàng ngàn lao động. Dịch COVID-19 bùng phát, ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch ngay lập tức được thành lập, trong đó, bộ phận y tế là thường trực của BCĐ. Việc phòng dịch được lên kế hoạch với phương châm “4 tại chỗ”. Việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp (DN) trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 mang lại hiệu quả.

“Để kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng tôi đã có những quy định cụ thể, như tạm dừng tiếp khách, chỉ tiếp làm việc với các đoàn thanh kiểm tra của cơ quan chức năng.... Công ty thực hiện đo thân nhiệt cho toàn bộ nhân viên ngay tại cổng trưởng khi vào và trong nhà xưởng. Việc tổ chức ăn cơm cũng bố trí riêng cho từng nhà máy, phân chia theo nhóm chuyền và khu vực làm việc”, ông Phan Quốc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế cho biết.

Rút kinh nghiệm từ các KCN tại những tỉnh, thành khác, dù chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm COVID-19 nhưng Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế tổ chức phân tách triệt để đơn vị thành 3 khu vực riêng biệt, đảm bảo không tiếp xúc qua lại giữa nhân viên của 3 xưởng với nhau, đảm bảo mỗi nhà máy đều có đủ điều kiện cần thiết để hoạt động riêng biệt. Tại nơi làm việc cũng lên phương án thiết lập các khu cách ly tạm thời.

Các doanh nghiệp bố trí công nhân làm việc giãn cách để phòng dịch

“Các phương án ứng phó trong tình huống xuất hiện F đã được chúng tôi xây dựng. Dù vậy, trong quá trình lập kế hoạch phòng chống COVID-19, chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp chỗ nghỉ qua đêm cho người lao động với số lượng lớn trong 1 ca làm việc”, ông Tuấn nói.

Toàn tỉnh có 7 KKT, KCN, trong đó, KCN Quảng Vinh vẫn chưa thu hút được đầu tư. Ở 6 KKT, KCN còn lại có hơn 35.500 lao động làm việc. Hiện, các DN luôn ưu tiên việc phòng chống dịch bệnh hàng đầu.

Ông Nguyễn Quyết Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vitto Phú Lộc (KCN La Sơn, huyện Phú Lộc) cho hay, ngoài công tác tuyên truyền, vệ sinh tiêu độc khử trùng, bố trí nước rửa tay sát khuẩn, đơn vị này đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về việc kiểm soát về đi công tác, tiếp khách và kiểm soát nhà thầu... Ngoài ra, Công ty TNHH Vitto Phú Lộc cũng xây dựng kịch bản phân chia các mức độ nguy cơ cùng với những giải pháp ứng phó.

“Để đảm bảo vừa phòng dịch vừa sản xuất, chúng tôi xây dựng kế hoạch bố trí cán bộ công nhân viên ở lại nhà máy để sản xuất. Theo đó, xây dựng phương án bố trí chỗ sinh hoạt, ăn ở, nghỉ ngơi cho 500 cán bộ công nhân viên ở và làm việc tại công ty, không ra bên ngoài trong vòng 21 ngày”, ông Đạt chia sẻ.

Kịch bản cho những tình huống xấu nhất

Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu kinh tế công nghiệp tỉnh, đến thời điểm này hơn 60% DN tại KKT, KCN trên địa bàn đã có kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trên tinh thần 4 tại chỗ, đồng thời đã xây dựng kịch bản các biện pháp phân tách nhà máy nhằm ứng phó trong tình huống xuất hiện F0.

Với những diễn biến như hiện nay, các DN tại các KKT, KCN trên địa bàn vẫn hoạt động bình thường. Sau khi xuất hiện ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện Phú Lộc, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch đối với khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19. Trong đó, việc chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, CCN, KCN, KKT theo các nguyên tắc phòng chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong và số người lây nhiễm. Đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại các DN.

Ông Hồ Duy Hinh, Phó Trưởng phòng Đầu tư, doanh nghiêp & lao động (Ban Quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh) cho biết, dù chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm COVID-19 tại các KKT, KCN, song kịch bản những tình huống cụ thể đã được xây dựng, đó là tình huống chưa có ca bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh CCN, KCN, KKT và tình huống có ca bệnh dương tính tại DN trong CCN, KCN, KKT.

“Hiện nay, các DN tại các KCN, KKT đã xây dựng phương án kịch bản phòng chống dịch theo tinh thần 4 tại chỗ. Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Y tế cùng các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định. Nguyên tắc của chúng tôi phải ưu tiên phòng dịch, DN muốn sản xuất phải có phương án phòng dịch”, ông Hinh khẳng định.

Ngoài các phương án phòng dịch, phương án về các khu cách ly tại CNN, KCN, KKT khi có ca nhiễm COVID-19 cũng đã được lên kế hoạch. Tùy theo năng lực, đối với từng KCN, KKT sẽ có những khu cách ly tập trung khác nhau. Tại KCN Phong Điền dự kiến bố trí cho khoảng 1.250 người; KCN Phú Bài tổng cộng bố trí được khoảng 800 người; KCN Phú Đa dự kiến bố trí khoảng 540 người; KCN La Sơn dự kiến bố trí cho khoảng 660 người; KKT Chân Mây – Lăng Cô dự kiến bố trí cho khoảng 1.555 người; KCN Tứ Hạ quy mô chỉ có 2 công ty với khoảng gần 400 lao động. Số lao động thuộc diện F1 của 2 công ty sẽ được cách ly tại các khu cách ly tập trung của tỉnh hoặc của TX. Hương Trà. Tại các cụm công nghiệp UBND cấp huyện có các cụm công nghiệp xây dựng phương án cách ly tập trung khi có dịch xảy ra tại CCN do địa phương quản lý theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top