ClockThứ Ba, 30/11/2021 09:09

Gần 970.000 liều vaccine phòng COVID-19 do Pháp viện trợ về đến Việt Nam

Ngày 29/11, theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam đã nhận được 969.930 liều vaccine Pfizer phòng COVID-19 do Chính phủ Pháp viện trợ thông qua Cơ chế Tiếp cận toàn cầu với vaccine phòng COVID-19 (COVAX).

Thêm 136 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 100 ca cộng đồngKhẩn trương đánh giá hiệu quả thuốc, vắc xin với biến thể OmicronNhiều tập đoàn Nhật nhìn thấy cơ hội ở Việt NamTiêm vắc-xin để “rộng mở” cơ hội đến trườngNgười dân tiêm vắc-xin không bắt buộc có hộ khẩu tại địa phươngChủ động tiêm vắc xin, sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhânĐể sinh viên trở lại trường, cần quan tâm tiêm vắc-xin

Vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho học sinh lớp 9 Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân sáng 27/11. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Bên cạnh đó, một đợt viện trợ song phương bổ sung 400.000 liều vaccine của Chính phủ Pháp dự kiến sẽ được chuyển giao trong những ngày tới.

Việc viện trợ vaccine này đã được Thủ tướng Pháp Jean Castex công bố trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 3 - 5/11.

Chia sẻ vaccine COVID-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Pháp, Đại sứ Pháp Nicolas Warnery cho biết: “Tháng 4 năm ngoái, Pháp là quốc gia đầu tiên chia sẻ vaccine thông qua cơ chế COVAX và kể từ đó đã cam kết viện trợ 120 triệu liều vào giữa năm 2022. Việc tặng Việt Nam gần 1,4 triệu liều lần này cùng với 672.000 liều viện trợ cho Việt Nam vào tháng 9 nằm trong cam kết hỗ trợ này. Những hỗ trợ này phù hợp với sự hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực y tế”.

Đại sứ Nicolas Warnery cũng chia sẻ thêm: “Pháp đang thể hiện tình đoàn kết của mình với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trên toàn cầu. Pháp đang cung cấp cho các đối tác của mình tất cả các loại vaccine đã được sử dụng để tiêm chủng cho người dân Pháp như AstraZeneca, Pfizer, Janssen và sắp tới là Moderna. Phần lớn viện trợ của Pháp được chuyển qua Cơ chế COVAX, để đảm bảo phân bổ toàn cầu hiệu quả và công bằng".

Việc viện trợ này là một phần bổ sung cho sự hỗ trợ của #TeamEurope (Liên minh châu Âu và các Quốc gia thành viên) nhằm giúp Việt Nam chống lại đại dịch. Sự đóng góp này thực sự có ý nghĩa thông qua việc đóng góp tài chính cho COVAX và qua việc viện trợ vaccine cùng các vật phẩm y tế khác của các quốc gia thành viên. Việt Nam gần đây đã trải qua đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất và nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch. Chính phủ đã và đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát sự lây lan của virus, bao gồm cả việc tăng tốc độ tiêm chủng cho người dân.

Theo Bộ Ngoại giao, sự hỗ trợ và giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Pháp dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là minh chứng sống động cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và khẳng định tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong phòng, chống dịch bệnh.

Trong khi đó, Tiến sĩ Kidong Park, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc và Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định, mỗi đợt vaccine đến Việt Nam đồng nghĩa với việc thêm nhiều người được bảo vệ khỏi mắc bệnh nặng từ COVID-19. “WHO sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác Chính phủ để đảm bảo rằng các nhóm ưu tiên được tiêm vaccine đầy đủ và không ai bị bỏ lại phía sau dù họ ở đâu trên đất nước này”, Tiến sĩ Kidong Park nhấn mạnh.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF cho biết: “Sự đoàn kết toàn cầu, sự hào phóng của các Chính phủ đã cam kết tài trợ cho COVAX và những Chính phủ đang viện trợ vaccine đã tạo nên sự khác biệt khi chúng ta cố gắng đảm bảo vaccine đến được mọi nơi trên đất nước này và trên thế giới một cách công bằng. Vaccine do Chính phủ Pháp viện trợ sẽ giúp Việt Nam tăng cường nỗ lực trong công tác tiêm chủng, đặc biệt là khi chiến dịch tiêm chủng quan trọng phòng COVID-19 cho trẻ em bắt đầu”.

Với việc chuyển giao vaccine do Chính phủ Pháp viện trợ, Việt Nam đã nhận được 31.145.260 liều vaccine phòng COVID-19 thông qua Cơ chế COVAX. Việc bổ sung vaccine này sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng diện bao phủ và tiếp cận nhiều đối tượng thuộc các nhóm ưu tiên, bao gồm cả người cao tuổi và những người có bệnh lý nền, góp phần hoàn thành mục tiêu tiêm chủng trên 70% dân số của cả nước vào cuối quý I/2022.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

TIN MỚI

Return to top