ClockThứ Hai, 08/05/2023 21:33

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

TTH.VN - Chiều tối 8/5, Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Chi hội Tan máu bẩm sinh miền Trung và CLB Blouse Xanh - Trường đại học Y Dược Huế tổ chức chương trình gặp mặt, tặng quà cho các bệnh nhân Thalassemia đến từ các tỉnh miền Trung đang điều trị tại bệnh viện.

Tuyển dụng 50 bác sĩ theo chính sách thu hút nguồn nhân lực27 trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông dịp lễBộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng, chống dịch dịp nghỉ lễLấp đầy khoảng trống tiêm chủng

leftcenterrightdel
 Giao lưu, tặng quà tại chương trình

Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 37 năm ngày Thalassemia thế giới (8/5/1986 - 8/5/2023).

Đây là dịp các y bác sỹ ở BVTW Huế cập nhập thêm thông tin về hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh Thalassemia, truyền tải thông điệp: “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng, vì tương lai nòi giống”. Bệnh nhân và người nhà được nghe nhiều thông tin hữu ích về chế độ chăm sóc, tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe; Cơ chế di truyền và phòng bệnh Thalassemia từ các chuyên gia huyết học.

Chương trình đã trao 40 suất quà cho bệnh nhân khó khăn.  

Bệnh viện Trung ương Huế hiện quản lý, điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân Thalassemia. Số lượng phát hiện mới mỗi năm khoảng 30 - 40 bệnh nhân. Bên cạnh đó có rất nhiều bệnh nhân Thalassemia thể nhẹ hay mang gen bệnh được phát hiện tình cờ qua khám sàng lọc xét nghiệm máu.

Thalassemia là nhóm bệnh tan máu di truyền - bẩm sinh với hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu do tan máu và ứ sắt trong cơ thể. Bệnh nhân Thalassemia nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng sớm, kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phòng bệnh tốt thông qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng sẽ hạn chế sinh ra những đứa trẻ bị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi của dân tộc.

leftcenterrightdel
 Khám, điều trị cho bệnh nhân Thalassemia tại BV Trung ương Huế

Trên thế giới ước tính có khoảng 7% người dân có mang gen bệnh tan máu bẩm sinh và khoảng 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 14 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân là đồng bào dân tộc miền núi mang gen bệnh cao, chiếm từ 30 - 40%, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.

Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Hiện nay, việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh mà chưa thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn.

Để hạn chế bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), các chuyên gia y tế khuyến cáo một số biện pháp như: Tư vấn trước hôn nhân; Tư vấn và tầm soát trước sinh: nếu cả hai vợ chồng cùng mang gen bệnh Thalassemia; Nên đến các bác sĩ chuyên ngành huyết học, nhi khoa và di truyền để được tư vấn về bệnh Thalassemia... 

Tin, ảnh: T. LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết
Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư 6 bệnh viện lên tầm quốc tế, trong đó có Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Với bề dày truyền thống 130 năm, BVTW Huế đang đón đầu nhiều cơ hội phát triển. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế và được ông thông tin:

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

TIN MỚI

Return to top