ClockThứ Tư, 29/11/2023 09:36

Chiến dịch bổ sung Vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ em từ ngày 1/12

Chiều 28/11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức nói chuyện chuyên đề về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho 300 sinh viên Trường đại học Y Dược Phòng dịch khi lũ rútHoàn thiện năng lực y tế dự phòng tại tuyến y tế cơ sởRà soát nhóm nguy cơ mắc bệnh sốt rét để có biện pháp kịp thời​Chủ động cơ số thuốc điều trị đau mắt đỏ khi số ca bệnh tăng cao

Bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi. Ảnh tư liệu: Nguyễn Chinh/TTXVN 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và chỉ còn 11,6% vào năm 2020 (theo số liệu giám sát dinh dưỡng hàng năm). 

Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được nâng cao... Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng (tình trạng suy dinh dưỡng đồng thời cùng tồn tại với thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì), kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của người dân còn chưa hợp lý (tiêu thụ nhiều thịt, ăn ít rau quả …) và thiếu hoạt động thể lực. 

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao (tỷ lệ này là 19,6% theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng miền núi so với thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. 

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Cụ thể tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%; phụ nữ có thai là 25,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 9,5% và vẫn còn 58,0% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm (theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019-2020). 

Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em, khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động khi trưởng thành. Việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng theo vòng đời từ giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lứa tuổi học đường, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi là đặc biệt quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam. Do vậy, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về vai trò dinh dưỡng hợp lý; các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.

Thông tin về kế hoạch triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em đợt 2/2023, bác sĩ Vũ Văn Tán, Trưởng khoa Giám sát và Chính sách dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc bổ sung Vitamin A rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. 

“Vitamin A là vitamin tan trong dầu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và chức phận của cơ thể như tham gia vào quá trình phân chia tế bào - trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường; thành phần - rhodopsine của tế bào que và iodopsine của tế bào nón - chức năng nhìn; bảo vệ biểu mô bởi nếu thiếu sẽ gây khô da, sừng hóa, tổ thương giác mạc và tham gia vào quá trình miễn dịch dịch thể”, bác sĩ Vũ Văn Tán thông tin.

Hiện, thiếu vitamin A ảnh hưởng đến 190 triệu trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu tại khu vực châu Á và Đông Nam Á. Việc thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn và phát triển không toàn diện, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, giảm khả năng nhìn (quáng gà), nếu thiếu vitamin A nhiều sẽ gây viêm loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A nhất là trẻ dưới 5 tuổi và các đối tượng nguy cơ.

Hằng năm, thông qua hai đợt chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ em được uống vitamin A thường xuyên được duy trì trên 98% (tương đương với hơn 6 triệu trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi). Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã, phường trong toàn quốc. 

Trong tháng 5/2023, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cung cấp đủ số vitamin A cho Chiến dịch đợt 1, đợt 2 năm 2023 và cho những đối tượng trẻ nguy cơ theo nhu cầu đề xuất của các địa phương. Số lượng vitamin A 200.000 IU đã cấp cho 2 chiến dịch là 11.139.000 viên; trong đó, số lượng vitamin A 100.000 IU là 1.4790.000 viên.  

Trong đợt 1, 100% các tỉnh, thành phố triển khai Chiến dịch theo đúng kế hoạch. Số trẻ 3-35 tháng tuổi tại 41 tỉnh, thành phố được uống vitamin A là 2.747.349 trẻ đạt 99,0%. Số trẻ 3-59 tháng tuổi tại 22 tỉnh được uống vitamin A là 2.265.727 đạt 99,1%. Số trẻ vãng lai và trẻ nguy cơ cao thiếu vitamin A cao được uống vitamin A là 653.134 trẻ.

Dự kiến, Chiến dịch bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ em trên toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 1/12/2023. Hiện, các địa phương trên toàn quốc đã đảm bảo đủ số vitamin A cấp cho trẻ em trong chiến dịch.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

TIN MỚI

Return to top