ClockThứ Ba, 31/10/2023 16:49

Bệnh nhân đột quỵ tăng đầu mùa mưa lạnh

TTH.VN - Đó là thông tin từ Trung tâm Đột quỵ (TTĐQ), Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online chiều 31/10. Số ca bệnh từ tháng 8/2023 đến nay khoảng 650 ca, trong đó tháng 10 tăng 20-30%.

Bệnh viện Trung ương Huế giành giải Nhất cuộc thi video phẫu thuật nội soi khu vực Đông Nam ÁĐúc rút kinh nghiệm để thích ứng với các tình huống có thể xảy ra trong tương laiHuy động gần 9,6 tỷ đồng hỗ trợ bệnh nhân nghèoRa mắt Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương HuếMạo danh nhân viên y tế, gọi điện tư vấn mua thực phẩm chức năngSố ca đau mắt đỏ giảm, bác sĩ lưu ý theo dõi tình trạng giảm thị lựcTiếp cận dịch vụ PrEP lưu động cho đối tượng nguy cơ cao

  Bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc tại Trung tâm Đột quỵ, BVTW Huế

Thời gian gần đây, TTĐQ tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng, bệnh trẻ với biểu hiện xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết dưới nhện…

Theo các bác sĩ, thời tiết giao mùa gia tăng tỉ lệ mắc bệnh này do có sự ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, trong đó quan trọng nhất là tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt ở những trường hợp kiểm soát kém, chỉ số huyết áp không ổn định, dễ tăng đột biến khi gặp thời tiết lạnh. Kiểm tra huyết áp khi thay đổi thời tiết là cần thiết, đó cũng là cơ sở cho việc điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.

Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm và có xu hướng tăng ở người trẻ.

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tại TTĐQ, trung bình 70-80% bệnh nhân đột quỵ có những di chứng nhất định ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống sau đột quỵ. Tuy nhiên, với kỹ thuật điều trị tiên tiến, hiện đại, một số bệnh nặng và nguy kịch được cấp cứu thành công; trung bình 5-7 bệnh nhân/tuần.

BVTW Huế đã đạt giải thưởng Platinum theo tiêu chuẩn Hội Đột quỵ thế giới WSO trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ. TTĐQ phối hợp chặt chẽ với các khoa Cấp cứu Đa khoa, Chẩn đoán hình ảnh, ngoại Thần kinh và Trung tâm Tim mạch đưa ra quy trình báo động “Code Stroke” và “Kích hoạt cấp cứu đột quỵ”. Theo đó, bệnh nhân nhập viện nhanh chóng được sàng lọc, phân loại, chụp CT-scan sọ não nhằm chẩn đoán xác định thể đột quỵ trong vòng 30 phút.

Tin, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

TIN MỚI

Return to top