ClockThứ Năm, 04/01/2024 06:39

Áp lực lớn, thành công nhiều

TTH - Đến khoa Gây mê hồi sức Tim mạch (GMHSTM), Bệnh viện Trung ương Huế, thăm các bệnh nhân sau mổ tim, tình trạng rất nặng; nhiều bệnh nhân (BN) thở máy, phải sử dụng nhiều phương tiện để theo dõi và hồi sức; các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý chăm sóc BN tận tình, chu đáo, tôi hiểu hơn về công việc nặng nhọc, vất vả của họ.

400 y bác sĩ hiến máu tình nguyện đầu nămĐưa vào hoạt động hệ thống tự động hoàn toàn xét nghiệm đông máu HemocellBệnh nhân người Pháp gửi thư cảm ơn Bệnh viện Trung ương Huế

 Các y, bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ghép tim xuyên Việt cho bệnh nhân P.D.Q (23 tuổi). Ảnh: Thượng Hiển

Hết lòng chăm sóc bệnh nhân

Kíp trưởng điều dưỡng Duy đang chăm sóc bệnh nhân H. A. T. đến từ Quảng Ngãi. Ông T. bị viêm cơ tim suy tim rất nặng, phải đặt máy thở cấp cứu và sử dụng nhiều thuốc điều trị suy tim để duy trì sự sống. Nếu phát hiện chậm và điều trị không tích cực, BN này có nguy cơ tử vong. Bên cạnh BN T., một điều dưỡng khác đang bơm thức ăn cho BN Q. đến từ Đà Nẵng, vừa mổ thay các van tim.

Công việc của người điều dưỡng thật vất vả khi họ phải thay người nhà làm tất cả các công việc chăm sóc BN: vệ sinh, thay tã, thay ra, tắm, gội, cho ăn. Đa số bệnh nặng cần thở máy, điều dưỡng phải thức đêm theo dõi chặt chẽ, chăm sóc hô hấp tuần hoàn. Trưởng kíp phải quán xuyến hết các phòng bệnh, liên tục đi kiểm tra các ca bệnh; theo dõi sát diễn biến của ca bệnh, đặc biệt bệnh nặng để phát hiện các dấu hiệu bất thường góp phần tích cực điều trị các bệnh nặng. "BN bị chảy máu, tụt huyết áp, để muộn sẽ gây tổn thương não và các tạng, cần xử lý nhanh chóng nhất. Có những ca rất nặng, đặc biệt cần mổ lại ngay trên giường bệnh tại phòng hồi sức”, Duy cho biết.

Hơn 10 năm công tác, đặc thù của công việc là thức đêm, chăm sóc BN căng thẳng, nhưng đã gắn bó với khoa nên Duy và nhiều đồng nghiệp trong khoa không có ý định chuyển công việc nhàn hơn. Có điều dưỡng tự hào vì đã góp phần cứu sống các bệnh nhân bị bệnh đặc biệt: Mậu Đức, ca ghép tim đầu tiên của bệnh viện; ca ghép thận cho BN Cẩm Tú bị một cơ sở y tế cắt nhầm hai quả thận. Được chăm sóc hai bệnh nhân đặc biệt này, mỗi nhân viên trong khoa đều lo lắng, thay nhau trực 24/24 giờ, theo dõi kỹ diễn biến để kịp thời cấp cứu khi có biến cố xảy ra.

BSCKII. Đặng Thế Uyên, Trưởng khoa bồi hồi nhớ lại: Đi làm hàng ngày, chúng tôi đều gặp Nguyễn Mậu Đức, người đầu tiên được ghép tim tại Việt Nam vào năm 2011. Đức sống khỏe mạnh và làm việc tại BV Trung ương Huế. Thực hiện ca mổ tim này, chúng tôi chịu áp lực rất lớn. Ban giám đốc và các thầy thuốc bệnh viện quyết tâm phải ghép tim cứu sống Đức trong mọi hoàn cảnh, để đem lại niềm tin, niềm hy vọng cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần ghép tim. Ngày ấy, chúng tôi không có được sự giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật của bất cứ cơ sở y tế hiện đại nào trong nước cũng như nước ngoài.

Chúng tôi đã nhiều lần họp bàn phương án ghép tim do ekip của bệnh viện thực hiện, và khi có bệnh nhân là Nguyễn Mậu Đức và người hiến tặng tim chết não do tai nạn giao thông, chúng tôi đã tiến hành ghép tim cho BN. Ca mổ đã thành công và là ca ghép tim đầu tiên của Bệnh viện Trung ương Huế do chính ekip của bệnh viện thực hiện. Việc theo dõi và điều trị cho BN cũng vô cùng khó khăn và thách thức, vì đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện ghép tim. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều năm công tác trong chuyên ngành phẫu thuật tim cùng với sự chuẩn bị chu đáo cả về quy trình và phương tiện thuốc men cùng với sự theo dõi và chăm sóc chu đáo, bệnh nhân đã vượt qua được lằn ranh sinh tử.

Học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Mỗi năm, Bệnh viện thực hiện mổ 1.000 ca tim, hàng ngàn ca mạch máu, 200 ca ghép thận, chăm sóc và điều trị các bệnh tim mạch nặng từ các khoa và bệnh viện trong khu vực chuyển đến. Khoa  chỉ có 10 bác sĩ gây mê và hồi sức, nhưng đảm nhiệm 34 giường hồi sức tim mạch. Cường độ làm việc của bác sĩ từ 10 giờ một ngày. Họ rời khỏi khoa lúc 7, 8 giờ tối, có khi muộn hơn phụ thuộc vào công việc tại phòng mổ tim và tình trạng sức khỏe của BN. Dù số lượng BN đông, bác sĩ và điều dưỡng khoa vẫn luôn bảo đảm chất lượng chuyên môn. Mỗi người đều đặt lên mình trách nhiệm cao trước mỗi ca mổ, chăm sóc bệnh, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro cho BN. Có được thành công này là do khoa đã có quan hệ với các nước có nền y tế hiện đại, như Mỹ, Úc... để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng các quy trình và kỹ thuật hiện đại như quy trình hồi phục sớm sau mổ, lọc máu liên tục, oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể, theo dõi độ bão hòa oxy tại mô não, hạ thân nhiệt chỉ huy, theo dõi huyết động, hỗ trợ thất trái (LVAD), bóng đối xung động mạch chủ.

Nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp tỉnh được các bác sĩ khoa nghiên cứu áp dụng thường quy, thành công trong điều trị BN để phục hồi sớm sức khỏe, như: Theo dõi độ mê, độ giảm đau, theo dõi độ bão hòa oxy tại mô não; gây mê hồi sức cho phẫu thuật ghép tim… Các bác sĩ của khoa tham gia hướng dẫn và giảng dạy cho bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên gây mê hồi sức các tỉnh khu vực miền Trung, sinh viên trong nước và nước ngoài khi tham gia thực tập tại khoa. Sự nỗ lực và tận tâm của tập thể Khoa GMHS tim mạch đã được lãnh đạo bệnh viện và nhà nước ghi nhận với Huân chương Lao động hạng II, Huân chương Lao động hạng III, bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Chia tay, tôi thấy nhiều BN bệnh nặng đã  phục hồi sức khỏe được chuyển về khoa khác để chăm sóc trong lời dặn dò của bác sĩ cho người nhà về cách chăm sóc BN. Trong ánh mắt họ, ánh lên niềm vui - hạnh phúc và tôi thấy lòng mình thật ấm áp.

Đinh Hoàng Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
3.7
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư 6 bệnh viện lên tầm quốc tế, trong đó có Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Với bề dày truyền thống 130 năm, BVTW Huế đang đón đầu nhiều cơ hội phát triển. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế và được ông thông tin:

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

TIN MỚI

Return to top