ClockChủ Nhật, 30/07/2023 07:00

Một “điệu buồn” của ca Huế

TTH.VN - Nhiều chương trình ca Huế không đảm bảo thời lượng, việc xuất bến và cập bến không đúng thời gian quy định, đội ngũ biểu diễn “mạnh chi hát đó”, cạnh tranh không lành mạnh... là tình trạng tạo ra hình ảnh không đẹp trong lòng du khách khi nghe biểu diễn ca Huế trên sông Hương.

7 đội thi tranh tài Liên hoan Ca Huế năm 2023Chàng trai trẻ “bện hơi” ca Huế

leftcenterrightdel
 Thuyền rồng trên sông Hương. Ảnh: Đăng Tuyên

Cạnh tranh không lành mạnh

Huế đang vào mùa cao điểm du lịch, lượng khách đổ về tham quan, vui chơi đông đúc. Ngoài các danh thắng, di tích, tour đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương là một trong những lựa chọn được nhiều du khách hào hứng. Thế nhưng, ngoài một số thuyền tổ chức bài bản với thời lượng đầy đủ, chương trình biểu diễn chuyên nghiệp, thì vẫn còn tình trạng “đi ngược”, dẫn đến làm ảnh hưởng thương hiệu của ca Huế.

Nhiều du khách đến Huế trải nghiệm ca Huế trên sông Hương đã ca thán khi phát hiện được sự chênh lệch giá vé giữa các thuyền, “tay nghề” của đội ngũ nhạc công, đáng chú ý là thời gian xuất bến cũng như biểu diễn không như lời mời chào các chủ thuyền. “Thuyền xuất bến và cập bến chỉ tầm 30 phút, rồi chỉ hát được một vài bài”, ông S. một du khách từng trải nghiệm ca Huế trên sông Hương phàn nàn.

Không riêng gì ông S. mà nhiều du khách khác cũng tỏ ra thất vọng khi “không may” gặp phải những chiếc thuyền ca Huế như thế. Vì thế, họ mong rằng cần có một cuộc “đại chấn chỉnh” để trả lại giá trị cho ca Huế cũng như thương hiệu văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô.

Một lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao nhìn nhận thực trạng nói trên. Liên quan đến việc này, tại những buổi làm việc với sở, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị phải chấn chỉnh, để lấy lại hình ảnh cho ca Huế trên sông Hương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đúng quy định mỗi suất diễn của thuyền rồng đôi phải có tối thiểu 8 diễn viên, nhạc công. Thế nhưng, thực tế nhiều thuyền chỉ bố trí 6, 7 diễn viên, nhạc công, danh sách diễn viên, nhạc công hoạt động cũng không đúng với danh sách đã được chấp thuận làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng buổi biểu diễn. Điều này xuất phát từ việc cạnh tranh không lành mạnh, do các suất diễn bị hạ giá dẫn tới đơn vị tổ chức cũng giảm bớt số lượng diễn viên, nhạc công để đảm bảo tiền thù lao.

Đáng chú ý là tình trạng “cắt giờ” biểu diễn. Theo quy định ca Huế trên sông Hương mỗi suất từ 60 phút trở lên, nhưng thực tế một số suất diễn từ lúc xuất bến đến lúc trả khách chỉ khoảng 45 phút đến dưới 60 phút. Việc rút ngắn thời lượng buổi biểu diễn ca Huế khi bị Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế kiểm tra, phát hiện thì doanh nghiệp ca Huế đổ cho thuyền; ngược lại thuyền đổ cho doanh nghiệp ca Huế. Có lúc cả hai bên cùng đổ lỗi cho khách.

Lấy lại hình ảnh cho ca Huế

Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, những thực trạng trên đã được Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế phát hiện và xử phạt nghiêm túc trong quá trình kiểm tra, giám sát. Theo ông Ngọc, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên là do một số chương trình ca Huế chạy theo số lượng, giảm chi phí tổ chức biểu diễn, dẫn tới thời lượng bị cắt, lực lượng nghệ sĩ trẻ tham gia biểu diễn chưa được đào tạo bài bản... Những điều này dẫn đến chất lượng nghệ thuật không cao, làm giảm giá trị sản phẩm du lịch.

Ông Ngọc cho hay, trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế đã tổ chức 11 đợt kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 380 suất diễn và thuyền tham gia hoạt động ca Huế trên sông Hương. Trong đó, lập biên bản vi phạm và tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền gần 60 triệu đồng.

Các vi phạm tập chủ yếu như tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung trong văn bản chấp thuận, thuyền tham gia hoạt động ca Huế trên sông Hương chở quá số người, đón trả khách không đúng địa điểm theo quy định…

“Sắp tới, Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động, biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Ngoài ra, sẽ giám sát tình trạng thuyền quay đầu về sớm khi chưa đủ thời gian phục vụ khách”, ông Ngọc nhấn mạnh và khẳng định sẽ xử phạt nghiêm minh nếu phát hiện vi phạm.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, không dừng lại việc lời ca bị cắt xén, cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá diễn xuất mà thời gian qua còn xảy ra tình trạng các nghệ sĩ thiếu tôn trọng khách, phát ngôn phản cảm hoặc nói chuyện, sử dụng điện thoại trong quá trình tham gia biểu diễn. Không gian trình diễn trang trí, bày biện hàng lưu niệm tại vị trí chưa được phù hợp... Ông Bình cho rằng, vẫn còn tình trạng khi có Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế thì các đơn vị tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành, nhưng khi vắng mặt thì một số tình trạng vi phạm lại tái diễn.

Sắp tới, sở sẽ tổ chức các đợt kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các chủ thuyền, các diễn viên và nhạc công không đảm bảo chất lượng tham gia biểu diễn. Việc xử lý nghiêm này hy vọng sẽ lấy lại hình ảnh ca Huế trên sông Hương.

Bài: Nhật Minh - Ảnh: Sỹ Ngọc
ĐÁNH GIÁ
2.4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược

TIN MỚI

Return to top