ClockChủ Nhật, 04/06/2023 06:31

Chàng trai trẻ “bện hơi” ca Huế

TTH - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo, Lê Minh Vũ, chàng trai sinh năm 2000, mê ca Huế từ rất sớm. Tình yêu ấy được gieo vào tiềm thức của em từ những ngày thơ ấu, khi nghe những câu hò, điệu ru của bà, các mẹ... trong xóm.

Nghệ sĩ Huế đoạt 4 huy chương vàng, bạc tại liên hoan “Các trích đoạn hay”

leftcenterrightdel
 Lê Minh Vũ

Vũ tâm sự: “Dân ca xứ Huế thấm vào em từ lúc nào không biết. Những ngày còn học ở trường phổ thông, trong các hội thi, hội diễn văn nghệ, em thường lên biểu diễn ca Huế. Càng tìm hiểu, càng ca, em càng say mê”. Đam mê đặc biệt với các làn điệu ca Huế, chàng trai ấy đã chọn cho mình một lối đi riêng. Đêm đêm, trong ngôi nhà nhỏ, Vũ lặng lẽ ngồi soạn lời cho ca Huế; rồi hát, rồi ngâm; rồi đến tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng. Với em, đó là niềm vui, là tình yêu… để cuộc sống của mình thêm màu sắc, thêm ý nghĩa.

23 tuổi, Minh Vũ bén duyên với ca Huế đã gần 10 năm. Không qua trường lớp chuyên nghiệp, nhưng bằng tình yêu của mình, chàng trai ấy đã dần dần chinh phục những làn điệu khó, vừa mang tính dân dã, vừa bác học, thính phòng với những nốt luyến láy, nhả chữ khá tinh tế, điêu luyện. Vũ thường hay ca những làn điệu Bắc mang màu sắc tươi vui, thanh nhã, như: Cổ bản, Lộng điệp, các bản Ngự, Phú lục; có lúc em trình diễn những làn điệu thuộc về nhóm Lễ nhạc, như Long ngâm, Ngũ đối thượng… Vũ bộc bạch: “Dù cho sở thích của mình là những bản Nam, nhưng thực sự để trình diễn những bản thuộc hơi Nam không phải là dễ dàng. Em cũng đang cố gắng để thể hiện đúng cái hồn của nó”.

Theo Vũ, điều khó nhất khi trình diễn là vừa thể hiện cái chất của bài ca mà vẫn đảm bảo tròn vành, rõ chữ. Những lời ca Huế truyền lại với những chất liệu nhạc cụ, âm sắc; cách phát âm tiếng Huế và tâm tư của người Huế ngày xưa rất khác với ngày nay. Tiếng Huế biến chuyển theo thời gian, ca Huế cũng vì vậy mà thay đổi. Việc nhấn nhá sao cho duyên dáng, mềm mại, đằm thắm để hợp với xu thế xã hội nhưng còn phải giữ sự đứng đắn, trang đài, thanh nhã, sang trọng của người Huế.

leftcenterrightdel
 Biểu diễn ca Huế miễn phí cho du khách tại Nhật Thành Lâu - Đại Nội

Trên facebook của mình, Lê Minh Vũ có hẳn Album mang tên “Lời ca Huế - Viết lên những nỗi tâm tình” với hơn 15 bài ca theo các làn điệu khác nhau. Cảm hứng sáng tác của Vũ bắt nguồn từ những rung động trước vẻ đẹp phong cảnh Cố đô Huế; là cảm xúc, nỗi niềm trước nghĩa cử cao đẹp của những con người nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19; những người lao động nghèo mưu sinh khi tết đến xuân về… Hoa lòng xin gửi ngàn phương (điệu Tứ đại); Mùa xuân an hảo (điệu Long ngâm); Xứ sở quê mình (điệu Tiểu khúc); Em gái hàng hoa Tết (điệu Nam ai); Sầu xuân viễn xứ (điệu Tương tư)… là những bài ca Huế do Vũ sáng tác, được nhiều nghệ nhân trình diễn.

Năm 2021, tham gia cuộc thi Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản ca Huế do Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức, Lê Minh Vũ đạt giải Ba với tác phẩm "Xuân trước cửa thiền" (theo điệu Phú lục). Trong chiếc áo dài, khăn đóng truyền thống, đôi bàn tay mềm mại theo tiếng gõ phách nhịp nhàng, lời ca luyến láy, ấm áp của Lê Minh Vũ… đã để lại ấn tượng và tình cảm đẹp với những ai yêu ca Huế trên đất Cố đô. Tình yêu mà Vũ dành cho ca Huế thật đáng trân trọng. Chàng trai ấy đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế trong thời đại ngày nay.

Ông Võ Quê, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng nhận xét: “Vũ có giọng ca truyền cảm. Từ giọng ca ở hàng ghế khán giả, em trở thành giọng ca chính thức của thính phòng. Vũ còn soạn lời ca Huế một cách bài bản. Qua hình ảnh của Lê Minh Vũ, chúng tôi có niềm tin bởi giới trẻ đã bắt đầu tiếp cận với nghệ thuật cổ truyền. Mong sao ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến ca Huế và ca Huế đến gần hơn với giới trẻ hôm nay”.

Bài: Hương Đồng - Ảnh: Hương Đồng - Bảo Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top