ClockThứ Năm, 08/06/2023 06:08

Từ “Bài ca thống nhất non sông”

TTH - Những ngày cuối tháng 5/2023, tại Huế, Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức Trại sáng tác VHNT chủ đề: “Bài ca thống nhất non sông”.

Hợp tác phát triển văn học nghệ thuậtHợp tác, phát triển văn học nghệ thuật Khai mạc trại sáng tác “Bài ca thống nhất non sông”

leftcenterrightdel
 Các thành viên trại sáng tác cùng đoàn văn nghệ sĩ Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh thăm làng cổ Phước Tích

Những xúc cảm trên quê hương

Hôm khai mạc, 23/5, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phát biểu: “Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam sẽ làm nhiều việc, trong đó có các trại sáng tác về chủ đề non sông thống nhất ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Các tác phẩm sáng tác trong đợt này sẽ được thẩm định, lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để xuất bản, quảng bá, dàn dựng cho dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, 30/4/2025”.

Với mỗi người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh chấm dứt, đất nước sạch bóng quân xâm lược, hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam, non sông thu về một mối, Bắc - Nam sum họp một nhà. Chiến thắng 30/4 góp phần quan trọng vào việc tạo ra sức mạnh cho đất nước ta vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Ngày 26/3/1975, trong niềm vui giải phóng Thừa Thiên Huế, nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc "Nắng tháng Ba" - ca khúc rất nhanh chóng được phổ biến và trở nên quen thuộc với mọi người: “Nắng đã lên rồi ơi con nắng tháng 3. Thắm đỏ lưng trời. Nắng ấm Tràng Tiền nắng rực chiếu dòng Hương. Nắng sáng Đông Ba nắng vờn baу trên phố phường… ”.

Các thành viên tham gia trại sáng tác đã lần lượt đi thực tế tại huyện Phong Điền, thị xã Hương Thuỷ. Đặc biệt, nhân dịp văn nghệ sĩ ba thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh đại diện cho văn nghệ sĩ ba miền Bắc - Trung - Nam hội ngộ bên bờ sông Hương để cùng ký kết hợp tác, phối hợp hoạt động về VHNT trong thời gian tới, Ban Tổ chức mời 35 thành viên trại sáng tác cùng tham gia. Họ cũng hòa vào các buổi giao lưu với hai đoàn văn nghệ sĩ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, thưởng thức không gian đầm phá Tam Giang, ngồi bên nhau trong đêm ca Huế trên sông Hương và Đêm Giã bạn ở Chợ quê ngày hội bên dòng Như Ý. Đã rất lâu rồi mới có một cuộc hợp tác chính thức về VHNT của ba thành phố có bề dày và chiều sâu văn hóa đặc trưng, tiếp nối truyền thống hợp tác máu thịt của những ngày xa xưa.

Hội ngộ, cùng hát với nhau các ca khúc “Hà Nội, Huế, Sài Gòn” của nhạc sĩ Hoàng Vân có những câu man mác: “Huế cầm tay Sài Gòn, Hà Nội”; ca khúc “Huế, Sài Gòn, Hà Nội” của Trịnh Công Sơn với ước mơ ngày non sông thống nhất. Và cả “Nối vòng tay lớn”.

“Vẫn sống mãi trang huyền sử”

"Vẫn sống mãi trang huyền sử" là một câu thơ trong bài thơ mang tính sử thi cao độ “Huyền sử Ba Bến” của nhà thơ Nguyễn Văn Vũ, viết trên đường đi sáng tác “Bài ca thống nhất non sông” ngày 28/5/2023.

Khi đến địa phận Ba Bến nối 3 bờ Vạn Xuân, Tra Kê, Phú Thuận (huyện Phú Vang), người dân kể: Mẹ Trần Thị Trinh, chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, một mình nuôi cha mẹ già để 5 anh em trai đi kháng chiến. Mẹ Việt Nam Anh hùng Võ Thị Diệp, có cả 5 con trai đều đi kháng chiến, trong đó có 2 người con là liệt sĩ. Anh nghe và xúc động làm bài thơ giàu cảm xúc đó. Bài thơ có những câu: "Mẹ ơi con muốn cất giữ trong trái tim con/ tình yêu của mẹ/ và quả địa cầu nhỏ bé/ có ghi tên xóm quê Ba Bến…".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, Trại trưởng Trại sáng tác cho biết, đã có 104 tác phẩm hoàn thành trong đợt này. Trong đó, Hội Nhà văn với 8 thành viên tham gia hoàn thành 32 tác phẩm thơ, văn. Hội Mỹ thuật với 7 thành viên đã hoàn thành 11 tác phẩm. Hội Âm nhạc với 8 thành viên đóng góp 16 ca khúc. Hội Nghệ sĩ Sân khấu với 2 thành viên đã hoàn thành đề cương 2 vở kịch. Hội Văn nghệ dân gian có 2 nghiên cứu văn hóa dân gian… Các tác phẩm bên cạnh chủ đề non sông thống nhất, bóng dáng quê hương đi vào tâm thức cội nguồn, cũng đã phản ảnh văn hoá lịch sử, phong cảnh tươi đẹp và con người xứ Huế thân thiện, đang trong tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54 của Bộ Chính trị.

Ông Trần Viết Điệp, Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã đánh giá “Trại sáng tác của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức ở Thừa Thiên Huế là mở đầu cho các trại sáng tác chủ đề “Bài ca thống nhất non sông” sẽ tổ chức khắp các tỉnh, thành trong cả nước; đây sẽ là mô hình để từ đó nhân rộng ra trong toàn quốc. Thật sự cảm kích, xúc động trước thành quả mà các thành viên tham dự trại sáng tác đã mang lại”.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”

“Ngoài đề tài văn hóa di sản của Huế, điều mà tôi ấn tượng và cảm xúc trong quá trình sáng tác ảnh nghệ thuật ở vùng đất này đó chính là con người. Người Huế bình dị, mộc mạc và có “chất” riêng”, nhiếp ảnh gia Hoàng Quốc Vĩnh (sinh năm 1986, Gia Lai) – người vừa được xướng tên với giải thưởng tác phẩm nghệ thuật xuất sắc về Huế với bộ ảnh “Quần thể di tích Cố đô Huế” đã trải lòng như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”
Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

TIN MỚI

Return to top