ClockThứ Hai, 10/02/2025 07:40

Trên đôi cánh di sản

TTH - Tết Ất Tỵ đã khép lại với những dấu ấn văn hóa Huế tiếp tục được khai mở, không chỉ có áo dài hay âm hưởng tết hoàng cung xưa vang vọng qua những ngày Tết.

"Lên lớp" tại di sản Xứ sở áo dài

Hình ảnh Tết Huế bình yên, tươi mới trên trang Thông tin Chính phủ   

Trên không gian thơ mộng bên bờ sông Hương, biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ  được đặt ở sân bia Quốc Học đã kịp để lại một nét chấm phá, một dấu ấn đẹp, truyền đi cảm hứng, truyền đi thông điệp về sự sáng tạo trên nền tảng di sản, để di sản, vốn là trầm tích, đã hòa quyện vào hơi thở cuộc sống.

Một dấu ấn Huế khi trong những ngày tết Ất Tỵ, giữa biển thông tin, trang fanpage Thông tin Chính phủ với 5,7 triệu người theo dõi đã dành hẳn hơn 10  bức ảnh đăng tải biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ của Huế dưới nhiều góc độ, để lại trong mắt người theo dõi cảm xúc dâng trào về một Huế bình yên, lộng lẫy, tươi mới.  

Không chỉ có không gian đẹp, thiết kế linh vật rắn của Huế năm nay còn là một biểu trưng văn hóa, được lấy cảm hứng từ họa tiết về Mãng xà khắc trên Huyền đỉnh và Nghiêm xà, khắc trên Anh đỉnh của Cửu đỉnh.

Được khởi đúc năm 1835 dưới thời Minh Mạng, Cửu đỉnh - 9 đỉnh đồng - được xem là một tuyệt tác nghệ thuật, một báu vật Quốc gia, một bộ “Địa dư chí lược” của Việt Nam đầu thế kỷ XIX, được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với tổng cộng 162 họa tiết được chạm nổi tinh xảo, gắn liền với Chín tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ; Chín ngọn núi lớn; Chín con sông lớn; Chín sông đào và sông khác; Chín cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; Chín con thú lớn bốn chân; Chín con vật linh; Chín loài chim; Chín loại cây lương thực; Chín loại rau củ; Chín loại hoa; Chín loại cây lấy quả; Chín loại dược liệu quý; Chín loại cây thân gỗ; Chín loại vũ khí; Chín loài cá, ốc, côn trùng; Chín loại thuyền, xe, cờ.

Được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới, 162 họa tiết khắc nổi trên Cửu đỉnh không chỉ có giá trị vượt thời gian về mặt tư liệu. Đó còn là nguồn tiềm lực kinh tế, văn hóa cho Huế nếu biết khai thác giá trị ứng dụng của di sản vào đời sống đương đại, mà biểu tượng linh vật Ất Tỵ bên sông Hương là một ví dụ.

Linh vật năm Tỵ của Huế được lấy cảm hứng từ họa tiết Mãng xà khắc trên Huyền đỉnh và Nghiêm xà, khắc trên Anh đỉnh của Cửu đỉnh-di sản thế giới tứ 8 của Huế. Ảnh từ trang Thông tin Chính phủ    

Trong thời khắc Giao thừa tết Ất Tỵ năm nay, trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam, trước không gian lầu Ngũ Phụng-Đại Nội Huế, ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho rằng, di sản văn hóa là bản sắc cũng là nền tảng phát triển của Huế. Công cuộc, chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế giống như cặp cánh của một con chim, sẽ đưa Huế bay cao, bay xa.

Mới đây, chia sẻ quan điểm với Báo Huế ngày nay về chiến lược phát huy các giá trị văn hóa di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin đặt câu hỏi: Dù áo dài đã được bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị nhưng thử nhìn lại, những bộ áo dài đã xuất ra ngoại tỉnh hiệu quả chưa? Những sản phẩm may sẵn để xuất ra thế giới đã có hay chưa? Những món bánh của Huế rất tinh tế, nhưng đã trở thành mặt hàng đưa vào siêu thị, hay xuất đi các thị trường ngoại tỉnh hay chưa?...

Không chỉ là áo dài hay bánh Huế, những gợi mở từ họa tiết hoa văn trên Cửu đỉnh; 360 chiếc mặt nạ tuồng Huế vừa được phục hiện, trưng bày ở Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường trước thềm Tết Ất Tỵ hay những bức tranh mộc bản tuyệt đẹp được bảo tồn qua hàng trăm năm vừa được trưng bày nhân dịp Tết vừa qua, cho thấy khả năng ứng dụng hàm lượng di sản vào đời sống kinh tế - xã hội của Huế thật gần gũi và rõ ràng, giống như một kho báu có sẵn, đang đợi những chính sách, cách làm để thức dậy; để di sản sẽ mang Huế đi xa trên đôi cánh bảo tồn và phát triển.

Nhật Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

Tổ hợp trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - quà tặng đặc sản kinh đô nằm ở tầng 1, tòa nhà Sốngcentre Huế (khu A2 Khu thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, quận Thuận Hóa) vừa chính thức khai trương, mở cửa đón người dân và du khách vào chiều 19/4.

Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực
Tiềm năng từ dòng sông di sản

Dòng Ngự Hà - con sông chia đôi Kinh thành Huế thành hai phần Nam - Bắc, đang dần thay đổi diện mạo. Dòng sông sạch hơn, trong hơn, với những hàng cây soi bóng xuống mặt nước biếc xanh.

Tiềm năng từ dòng sông di sản

TIN MỚI

Return to top