ClockThứ Tư, 29/11/2023 11:29

“Tiếp sức” cho dàn nhạc Kèn Huế

TTH - Trở lại sau 75 năm vắng bóng, dàn nhạc Kèn Huế từng được kỳ vọng sẽ là một điểm sáng về văn hóa và âm nhạc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ giải thể.

Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế

 Dàn nhạc Kèn Huế biểu diễn kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

Nan giải kinh phí hoạt động

Ngày 1/1/2021, CLB Dàn nhạc Kèn Huế chính thức làm lễ ra mắt tại Nhà Kèn Huế. Sau 75 năm vắng bóng, tiếng nhạc kèn hơi lại xuất hiện ở Huế. Theo ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, dàn nhạc Kèn Huế ra mắt gợi lại cho Huế những nét giá trị về lịch sử, giá trị về văn hóa đã mất đi từ lâu, đồng thời là bước đi quan trọng về văn hóa, góp phần vào xây dựng nên Huế - thành phố di sản.

Những ngày đầu thành lập, dàn nhạc Kèn Huế tổ chức biểu diễn định kỳ hàng tuần tại Nhà Kèn Huế. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh chia sẻ, theo định hướng ban đầu, dàn nhạc Kèn Huế sẽ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận theo tinh thần xã hội hóa. Dàn nhạc Kèn Huế bên cạnh việc biểu diễn hàng tuần tại Nhà Kèn cũng sẽ xuất hiện trong những lễ hội văn hóa, những sự kiện lớn của tỉnh nhà.

Dịch COVID-19 khiến hoạt động của dàn nhạc Kèn Huế phải tạm dừng một thời gian. Những tháng ngày dịch bệnh đó đã khiến cho dàn nhạc kèn gặp khó, khi cả đội không thể cùng tập với nhau được. Quan trọng hơn, tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế khiến dàn nhạc Kèn Huế gặp khó trong việc kêu gọi đầu tư. “Chỉ vừa ra mắt được một quãng thời gian thì dàn nhạc Kèn Huế đã phải đương đầu với đại dịch. Sau khi đại dịch COVID-19 qua đi, chúng tôi cũng trở lại hoạt động hàng tuần tại Nhà Kèn Huế. Tuy vẫn thu hút sự quan tâm của người dân và cả khách du lịch, nhưng dàn nhạc hiện gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí tài trợ để duy trì cho hoạt động của đội”, nhạc sĩ Lê Quang Vũ, Chủ nhiệm CLB Dàn nhạc cho biết.

Theo nhạc sĩ Lê Quang Vũ, sự thiếu hụt kinh phí khiến dàn nhạc Kèn Huế đã phải giảm thời gian biểu diễn xuống còn 2 buổi/tháng từ đầu năm 2023. Cùng với đó, chi phí cho âm thanh cũng là một bài toán nan giải khiến nhạc sĩ Lê Quang Vũ trăn trở: “Kinh phí của dàn nhạc Kèn Huế chỉ đủ duy trì hoạt động đến hết năm 2024, còn sau đó, chúng tôi chưa biết làm cách nào để tiếp tục duy trì hoạt động”.

Cống hiến vì nghệ thuật

Gặp nhiều khó khăn là thế, nhưng các thành viên của dàn nhạc Kèn Huế chưa bao giờ từ bỏ đam mê. “Mỗi buổi biểu diễn tại Nhà Kèn, chúng em nhận được 500 nghìn đồng từ quỹ hoạt động của đội. Mỗi tháng, chúng em chỉ nhận tiền công một triệu đồng cho cả quá trình tập luyện, biểu diễn. Tuy vậy, chúng em vẫn động viên nhau tiếp tục cố gắng luyện tập và biểu diễn, bởi nhìn thấy sự thích thú của những khán giả trong mỗi lần biểu diễn, và cảm giác tự hào khi được cống hiến cho văn nghệ, văn hóa quê hương là niềm vui mà chúng em rất trân trọng”, một thành viên của dàn nhạc Kèn Huế chia sẻ.

Nhiều thành viên trong đội tâm sự với nhạc sĩ Lê Quang Vũ rằng: “Thầy ơi, thầy hết tiền thì thầy cứ dạy tụi em, tụi em diễn không công cũng được, rồi mình bỏ thùng quyên góp để gây quỹ duy trì”. Tuy vậy, nếu không có hệ thống âm thanh, cũng rất khó để đưa tiếng kèn đến với mọi người. Nhưng cho dù có ra sao, tiếng kèn vẫn sẽ tiếp tục vang lên bên bờ sông Hương, để các nhạc công được sống cùng với đam mê, để cống hiến cho văn hóa, văn nghệ của Huế.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, dàn nhạc Kèn Huế lại tiếp tục biểu diễn nhân kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Trong dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới sắp đến, dàn nhạc Kèn Huế sẽ lại hòa nhịp với những giai điệu vui tươi quen thuộc để cầu chúc mọi người một Giáng sinh ấm áp và năm mới an lành.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

TIN MỚI

Return to top