ClockThứ Sáu, 01/01/2021 15:43

Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế

TTH.VN - Sáng 1/1, CLB Dàn nhạc Kèn Huế đã ra mắt công chúng tại nhà Kèn. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - Đỗ Hồng Quân.

Khơi dậy sôi động cho HuếNhớ lắm, âm nhạc đường phốNhững dàn kèn hơi của Huế & buổi lễ thoái vị của vua Bảo ĐạiSôi động nhà Kèn, Thương BạcNhà kèn chiều nay

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao quyết định thành lập CLB Dàn nhạc Kèn Huế ​

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật đầu năm 2020, sau một thời gian vận động, Dàn nhạc Kèn Huế đã ra đời với sự hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, hướng tới việc tổ chức biểu diễn định kỳ, góp phần bảo tồn nét văn hóa độc đáo, lan tỏa âm nhạc trong cộng đồng.

Dàn nhạc Kèn Huế gồm có 50 thành viên, trong đó có 40 nghệ sĩ chơi kèn. CLB đã xây dựng phương án, mô hình tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp hàng tuần tại nhà Kèn và một số địa điểm khác, tổ chức biểu diễn tại Festival Huế và các lễ hội khác của tỉnh nhà.

CLB cũng xây dựng phương án đào tạo nhạc công, kết nạp thành viên mới; duy trì và phát triển trên cơ sở xã hội hóa hoạt động trong tương lai...

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Trưởng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế cho biết, việc phục hồi Dàn nhạc Kèn là yêu cầu bức thiết, vừa bảo tồn nét độc đáo của truyền thống văn hóa Huế, vừa mang lại không khí văn hóa, văn nghệ trong không gian văn hóa Huế.

Tại lễ ra mắt, Dàn nhạc Kèn Huế đã trình tấu các tiết mục: Liên khúc Nhã nhạc cung đình Huế, Happy New Year, La Paloma, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Thương về xứ Huế

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

Tổ hợp trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - quà tặng đặc sản kinh đô nằm ở tầng 1, tòa nhà Sốngcentre Huế (khu A2 Khu thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, quận Thuận Hóa) vừa chính thức khai trương, mở cửa đón người dân và du khách vào chiều 19/4.

Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực
Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đường

Để lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế và văn hóa đọc trong học đường, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu Tủ sách Huế ở các trường học. Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố về những hoạt động này.

Lan tỏa Tủ sách Huế  văn hóa đọc trong học đường

TIN MỚI

Return to top