ClockThứ Ba, 14/11/2023 16:25

Tập huấn công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

TTH.VN - Ngày 14/11, tại huyện A Lưới, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chủ trì khai mạc Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu, cho cán bộ văn hoá xã và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa Nâng cao năng lực, nhận thức và thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

 Nghệ nhân dệt zèng giới thiệu nghề truyền thống đến du khách 

Huyện A Lưới là nơi hội tụ sắc màu văn hóa của 5 dân tộc chính là Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy và Kinh. A Lưới còn là một vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là Lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô.

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng tôn vinh các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương trong tỉnh.

Trong 2 ngày (14 và 15/11) diễn ra hội nghị, các học viên được phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Phương pháp nhận diện và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng và tổ chức học tập kinh nghiệm tại một số điểm di tích trên địa bàn.

Dịp này, các học viên được phổ biến, quán triệt các chuyên đề chính về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác văn hoá dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn hoá cơ sở…

Lớp tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh nói chúng và huyện A Lưới nói riêng. Cung cấp cho các học viên một số chủ trương, chính sách mới, một số thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời, giúp học viên nhận diện rõ hơn các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc trên địa bàn tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tin, ảnh: NGUYÊN ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

TIN MỚI

Return to top