ClockThứ Sáu, 21/04/2023 20:12

Tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách

TTH.VN - UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã nhấn mạnh như thế tại lễ khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 năm 2023 chiều 21/4 tại không gian di tích Quốc Tử Giám.

Sôi nổi các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023Ngày tôn vinh văn hóa đọcPhát triển văn hóa đọc giữa thời đại sốKhánh thành 2 thư viện thân thiện và trao tặng 107 tủ sách lớp họcLan tỏa văn hóa đọc & phát động quyên góp trao tặng sáchRa mắt tủ sách Huế trong trường đại học

leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (thứ 4, từ phải) cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Ngày sách

Sự kiện do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam, Tỉnh ủy và UBND tỉnh tổ chức.

Đến dự có UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy. Về phía tỉnh, có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.

“Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách”

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò sách: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc”.

Theo Phó Thủ tướng, những năm qua, cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, cộng đồng, địa phương, các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành, các thư viện và những doanh nghiệp, cá nhân đã nhiệt tình tham gia hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, giúp cho công tác xuất bản có bước phát triển nhanh, làm cho văn hóa đọc có những tiến bộ đáng ghi nhận.

Phong trào đọc sách, tặng sách đã đến được nhiều nơi trên cả nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 là: “phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. 

Sự kiện Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 cùng hội sách năm nay diễn ra tại TP. Huế, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đó là sự kết hợp hài hòa giữa những nét văn hóa truyền thống cùng những yếu tố hiện đại. Đó còn là cách để chúng ta tôn vinh sách và khẳng định vai trò trung tâm của văn hóa đọc trong đời sống văn hóa, để “dòng chảy văn hóa đọc” luôn được khơi thông, tiếp nối.

Đẩy mạnh văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng

Dịp này, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng; các bộ, ngành, địa phương tích cực lồng ghép văn hóa đọc trong tất cả phong trào như: xây dựng văn hóa, khuyến học...

“Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách nhằm tạo ra tác phẩm tốt, làm phong phú thêm nguồn sách; tôn vinh các tác giả, văn nghệ sĩ, những tấm gương vì cộng đồng đã đưa sách, văn hóa đọc đến với mọi người, mọi nhà”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao, các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài tăng cường, tạo sự gắn kết, làm cầu nối cho hành trình Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lan tỏa đến bà con người Việt xa Tổ quốc nhưng rất gần về tâm hồn và văn hóa của quê cha, đất tổ Việt Nam.

leftcenterrightdel
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bìa trái) tham quan không gian sách được trưng bày tại Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 

Về phía tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ, đã phát huy và nhân rộng việc phát triển văn hóa đọc. Đó chính là xây dựng, hình thành và phát triển thói quen, nhu cầu, phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn.

UBND tỉnh đã triển khai Đề án thiết lập và phát triển Tủ sách Huế nhằm tạo nên một thương hiệu sách mang đậm dấu ấn Huế, góp phần thúc đẩy quảng bá văn hóa Huế qua sách.

Đến nay, Tủ sách Huế đã hình thành được 9 xuất bản phẩm, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ xuất bản được 50 ấn phẩm mới và hợp tác gắn logo Tủ sách Huế với hàng trăm sách xuất bản khác trên toàn quốc sẽ trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng của Huế, giới thiệu đến độc giả, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa về văn hóa của vùng đất Cố đô. Đồng thời, sẽ trở thành cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực..., phục vụ cho công cuộc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị văn hóa, di sản trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

PHAN THÀNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

TIN MỚI

Return to top