ClockThứ Hai, 07/09/2020 14:17

Sở Văn hóa và Thể thao mặc áo dài truyền thống chào cờ đầu tuần

TTH.VN - Sáng 7/9, toàn thể cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao mặc trang phục áo dài truyền thống dự lễ chào cờ tháng 9. Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Huế sẽ gắn với hình ảnh quốc phụcTinh tế áo dài ngũ thânLễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát

Toàn thể cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao mặc áo dài truyền thống chào cờ đầu tuần

Sau khi may đồng phục áo dài ngũ thân cho cán bộ công chức, từ ngày 7/9, Sở Văn hóa và Thể thao triển khai cho toàn thể cán bộ mặc áo dài truyền thống khi đi làm việc, áp dụng vào ngày thứ hai đầu mỗi tháng, cũng là ngày tổ chức lễ chào cờ tập trung. Đây là hoạt động nhằm nâng cao vị thế và lan tỏa nét đẹp của chiếc áo dài truyền thống, góp phần khẳng định “Huế - Kinh đô áo dài” của Việt Nam.

Là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, Sở Văn hóa và Thể thao đã và đang tích cực triển khai nhiều hoạt động, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Áo dài, dự kiến sẽ được tổ chức sau khi Việt Nam khống chế thành công đại dịch COVID-19.

Cùng với Sở Văn hóa và Thể thao, hiện nay đã có một số đơn vị, ngành triển khai phục hồi phong trào mặc áo dài truyền thống đối với toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Đây là những tín hiệu đáng mừng đánh dấu sự trở lại của chiếc áo dài truyền thống, đặc biệt là áo ngũ thân, chiếc áo sản sinh ra từ Huế và đã trở thành quốc phục của người Việt trong hàng trăm năm qua.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục truyền thống qua bảo tàng

Những năm qua, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế rất chú trọng đến chức năng giáo dục khoa học, tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống yêu nước. Những di tích thuộc sự quản lý của Bảo tàng trở thành điểm đến thú vị, tạo được cảm hứng và học hỏi được rất nhiều điều hay.

Giáo dục truyền thống qua bảo tàng
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top