ClockThứ Hai, 27/06/2022 06:34

Sắc màu văn hóa hội tụ, lan tỏa

TTH - Tuần lễ Festival Huế 2022 đã bước qua hai ngày đầu tiên. Cố đô Huế đã thật sự sôi động, lung linh, mãn nhãn bởi âm nhạc, những điệu múa, ánh sáng...

Rộn ràng sắc màu văn hóa trên đường phốXây dựng một Festival Huế không khói thuốcSắc màu văn hóa hội tụ về Cố đô Huế

Đặc sắc pháo hoa nghệ thuật đêm khai màn

Đặc sắc chương trình khai màn

Tối 25/6, tại sân khấu trước lầu Ngũ Phụng (Đại Nội), tuần lễ Festival Huế 2022 chính thức khai màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Chương trình diễn ra 90 phút, có chủ đề “Đất nước thái hòa” được chia làm 3 phần: Bài thơ đô thị; tinh hoa hội tụ và Huế - Thành phố xanh. Nhiều tiết mục nghệ thuật thể hiện được những nét riêng về Huế và sự hội nhập - phát triển.

Hơn 15 tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đa dạng đã tái hiện TP. Huế xinh đẹp, ngợi ca vùng đất di sản, cổ kính có bề dày truyền thống mà không kém phần hiện đại, sôi nổi của đổi mới, phát triển. Chương trình khai màn còn là sự kết hợp trình diễn thời trang áo dài độc đáo, hiệu ứng công nghệ chiếu sáng tiên tiến và pháo hoa nghệ thuật đặc sắc.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 - Nguyễn Thanh Bình thông tin, trải qua hơn 20 năm, Festival Huế với giá trị thương hiệu của mình đã thật sự là một lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, góp phần giới thiệu tinh hoa văn hóa Huế, quảng bá điểm đến xinh đẹp, an toàn, thân thiện Cố đô Huế - Việt Nam, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

 “Có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, với phương châm giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới; sự hội tụ tinh hoa tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia gắn với giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế, hướng đến sự tham gia của cộng đồng để Nhân dân và du khách vừa là người thực hiện, vừa là chủ thể sáng tạo, Festival Huế 2022 sẽ tiếp tục khẳng định quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival của châu Á, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam”, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022, ông Nguyễn Thanh Bình mong muốn.

Du khách thưởng thức ẩm thực tại Lễ hội ẩm thực "Huế với bốn phương"

Sôi động, độc đáo

Trong khuôn khổ festival, công chúng và du khách đã được hòa mình vào lễ hội đường phố với chuỗi các tiết mục đa dạng, đặc sắc ở nhiều thể loại múa, cồng chiêng, xiếc, flamenco, hip hop,… của các đoàn nghệ thuật của Huế, Lào Cai, Nga, Đăk Lăk; Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Ca múa Nhạc dân gian Việt Bắc, Nhóm nhảy Unity Crew…

Tại khu vực Phu Vân Lâu, lễ hội Bia chính thức diễn ra tối 26/6 thu hút hàng ngàn lượt khách tham gia. Đặc biệt Công ty Bia Carlsberg - nhãn hàng Huda cùng với Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã thiết lập một kỷ lục mới: “Bàn tiệc dài nhất châu Á” với tổng kích thước 133x39m, được lắp ghép bởi 555 bàn, phục vụ 3.000 khách và thưởng thức bữa tiệc âm nhạc sôi động, với những ca sĩ trẻ nổi tiếng hàng đầu trong nước hiện nay.

Cùng với đó là không gian ẩm thực Huế tại Công viên Thương Bạc (từ 23 – 26/6) và không gian ẩm thực đường phố tại khu vực đường đi bộ sau lưng Học viện Âm nhạc Huế (từ 25 – 30/6) thu hút hàng ngàn thực khách mỗi tối.

Nhiều triển lãm, trưng bày được tổ chức, giới thiệu những sắc màu văn hóa đa dạng trên đất nước hình chữ S và thế giới thông qua những bộ trang phục truyền thống, những bức tranh, tác phẩm nhiếp ảnh độc đáo…

Trong đêm 26/6, cũng bắt đầu cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tại 5 sân khấu: Bia Quốc Học, Công viên 3/2, Quốc Tử giám, cồn Dã Viên, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Với những tiết mục mang đậm chất truyền thống, đến hiện đại của các ban nhạc, nhóm múa, đã lần lượt đưa du khách khám phá văn hóa đất nước Israel, Brazil xa xôi. Các đoàn nghệ thuật đại diện các vùng miền trong nước cũng đã giới thiệu được những nét tinh hoa đặc trưng đến với công chúng, khán giả của Festival Huế 2022.

Các hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc ngày 27/6

- Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” với hoạt động diễu hành xe cổ “Huế - thành phố xanh”. Lộ trình xuất phát tại Bia Quốc Học, đường Lê Lợi, cầu Trường Tiền, đường Trần Hưng Đạo, đường Lê Duẩn và kết thúc ở cửa Quảng Đức.

- Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, 19h30 tại Quảng trường Ngọ Môn;

- Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế: Nghệ sĩ Konoba - Vùng Wallonie-Bruxelles, Bỉ (19h30 tại bia Quốc Học); Vũ đoàn Unity Crew – Huế (19h30 tại Công viên 3/2); Đoàn ca múa nhạc dân gian Belogorie - Nga (19h30 tại Quốc Tử Giám); Nhóm nhạc Groove Nagô (19h30 tại cồn Dã Viên); Nhóm nhảy Nine Family (20h30 tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu); Chương trình “Mặt trời phương Đông” Nghệ sĩ Hoàng Rob (20h45 tại Bia Quốc học); Liên đoàn Xiếc Việt Nam (20h45 tại Công viên 3/2); Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc (20h45 tại Quốc Tử giám).

- Lễ công bố xác lập Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới đối với Tháp Champa Phú Diên (19h00 tại Di tích Tháp Champa Phú Diên).

- Trại nhiếp ảnh “Bình dị & Phi thường” tại 87 Trần Huy Liệu, TP. Huế.

- Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Sắc diện mới”, tại Trường ĐH Nghệ thuật.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top