ClockThứ Bảy, 29/04/2023 18:55

Phát huy giá trị văn hoá nón lá Huế

TTH.VN - Ngày 29/4, Hội Nón lá Huế phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation, Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức hội nghị: “Bảo tồn và Phát triển giá trị văn hóa nghề nón lá Huế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các doanh nghiệp, tiểu thương, các nhà nghiên cứu tham dự.

Tổng hợp các địa điểm du lịch nổi tiếng tại HuếTrưng bày 100 tác phẩm tại không gian thư pháp HuếSố hóa tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

leftcenterrightdel
 Nón lá là sản phẩm văn hóa đặc sắc của Huế

Nón lá Huế được xem là sản phẩm văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô và là một trong những vật phẩm làm quà tặng của nhiều du khách khi đến Huế. Các cơ sở làm nón nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, nằm trong các tour du lịch, tạo sức hút riêng đối với du khách, nhất là khách quốc tế trong hành trình khám phá Cố đô. Nón bài thơ Huế cũng đã trở thành một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế hiện nay. Nón lá Huế không còn là sản phẩm hàng hóa đơn thuần, mà thực sự đã trở thành thương hiệu của một sản phẩm văn hóa đặc sắc. 

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học đã bày tỏ về những khó khăn, thách thức và cơ hội để thúc đẩy nghề nón lá Huế; đề xuất các giải pháp giúp nón lá Huế trở thành một động lực phát triển bền vững kinh tế địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nón lá Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các cam kết của các ban, ngành trong tỉnh trong hỗ trợ Hội Nón lá đã thúc đẩy, quảng bá hình ảnh, thương hiệu nón lá Huế.

Nhiều ý kiến đề xuất tại hội nghị đó là, cần chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch, vận động sự tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, quảng bá, khẳng định thương hiệu nón lá Huế. Gắn phát triển nón lá Huế với Áo dài Huế và khai thác các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống để hình thành chuỗi sản phẩm, hoạt động văn hóa thu hút khách du lịch; thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề nón lá, lồng ghép các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển giá trị nón lá Huế...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ hoan nghênh các ban, ngành đã phối hợp, cam kết với Hội Nón lá trong các hoạt động; phát huy vai trò, chủ động, tích cực trong tham mưu cho tỉnh triển khai các chương trình hợp tác, phát triển, góp phần giữ gìn thương hiệu nón lá Huế, phát huy giá trị nghề truyền thống Huế, giữ gìn bản sắc văn hóa Huế trong thời kỳ hội nhập.

Ông Phan Ngọc Thọ bày tỏ mong muốn tổ chức FNF tại Việt Nam sẽ tiếp tục có những hoạt động hỗ trợ Hội Nón lá không chỉ trong các sự kiện cụ thể, mà còn có những chương trình hợp tác với tỉnh và có sự cam kết, sẵn sàng tạo mọi điều kiện về thủ tục để các hoạt động của hội được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả và chất lượng. 

Tin, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
“Khát vọng Thái Hòa”

Bên trong điện Thái Hòa - “trái tim” của Hoàng cung Huế, triển lãm “Khát vọng Thái Hòa” đưa du khách đắm mình trong hành trình khám phá chiều sâu lịch sử và chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vượt thời gian.

“Khát vọng Thái Hòa”
Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

Ngày 2/1, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế cho biết, Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích lịch sử, văn hóa TP. Huế đã tiến hành họp thông qua hồ sơ xếp hạng cho các di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố và thông qua nội dung, phương án điều chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

TIN MỚI

Return to top