ClockThứ Tư, 11/12/2024 14:34

Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù được công nhận di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 11/12, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận lễ hội điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP. Huế) và nghề làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khai hội điện Huệ Nam Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộPhát triển bền vững nghề bún Vân CùQuảng diễn nghề làm bún Vân Cù

 Đám rước tại lễ hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam hay còn gọi lễ hội điện Hòn Chén, diễn ra vào đầu tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, được xem là hoạt động sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng, cả nước nói chung. Từng được nâng lên hàng quốc lễ, ngày nay lễ hội thu hút đông đảo du khách nhất là ở miền Trung.

Hầu hết nghi lễ chính diễn ra tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Ngoài các lễ chính, còn các lễ phóng sinh, phóng đăng, với các làn điệu chầu văn xứ Huế... thu hút hàng trăm chiếc thuyền ngược dòng sông Hương với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội.

 Người dân làng Vân Cù với nghề làm bún nổi tiếng. Ảnh: Đình Hoàng

Trong khi đó, nghề làm bún Vân Cù là làng nghề truyền thống nổi tiếng gần xa bởi sợi trắng ngà, hương thơm đặc trưng được hình thành cách đây hơn 400 năm. Ngày nay làng nghề này thu hút hơn 100 hộ tham gia sản xuất bún để cung ứng cho khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn… nhờ thế đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Trước đó, vào tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định chính thức ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với với “Tri thức May và Mặc áo dài của người Huế”.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top