ClockChủ Nhật, 30/04/2023 22:30

Quảng diễn nghề làm bún Vân Cù

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”, tối 30/4, nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống.

Tôn vinh, quảng bá ẩm thực Huế

leftcenterrightdel
 Quảng diễn nghề làm bún Vân Cù là điểm nhấn đặc sắc của lễ hội ẩm thực năm nay nhằm tôn vinh tinh hoa nghề bún

Khách đến lễ hội được trải nghiệm các công đoạn làm bún khá công phu, tỉ mỉ. Gạo được chọn làm bún phải là loại gạo ngon, đem ngâm, vo rồi ủ gạo. Người làm nghề lâu năm sẽ cảm nhận được khi nào gạo đạt độ vừa phải.

Sau khi tiếp tục làm sạch gạo thêm một lần nữa để loại bỏ những tạp chất còn lại, gạo được cho vào cối giã thành bột, gạn lọc thành bột khô - nguyên liệu làm sợi bún.

Để tạo độ kết dính, dẻo dai cho sợi bún, bột gạo được pha thêm ít bột lọc. Tỷ lệ bột lọc pha vào bột gạo không có công thức cụ thể mà đòi hỏi kinh nghiệm của người làm nghề.

Sau khi nấu chín bột, người làm bún phải dùng tay đánh bột nhuyễn, lược bột gạo thành nước bột thật mịn để khi ra thành phẩm, sợi bún bóng loáng và dẻo dai. Nước bột được cho vào khuôn vặn. Bột sau khi đi qua lỗ khuôn được nhúng ngay vào nồi nước đang sôi, hình thành sợi bún. Bước cuối cùng là làm nguội sợi bún bằng nước lạnh.

Cùng với các công đoạn làm bún, khách tham quan còn được trải nghiệm các dụng cụ làm bún ngày xưa: chày, cối để giã gạo, khuôn để vặn bún, lò lửa để luộc bún, trẹt đựng bún và triêng gióng gánh bún đi bán…

Theo chia sẻ của nghệ nhân dân gian làng Vân Cù Nguyễn Văn Tích, Vân Cù là nghề sản xuất bún tươi được hình thành cách đây hàng trăm năm. Truyền thuyết của làng vẫn lưu truyền câu chuyện về lịch sử ra đời nghề bún: Thuở xưa, có một đoàn người từ Đàng Ngoài theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, trong số đó có một cô gái xinh đẹp và giỏi giang đã dừng chân tại làng Vân Cù. Thời đó, nền nông nghiệp lúa nước phát triển, cô gái ấy đã vận dụng tay nghề tài hoa dùng gạo chế biến thành sợi bún. Từ đó, nghề làm bún ở Vân Cù được hình thành.

Từ vài hộ sản xuất nhỏ lẻ, nghề bún dần dần phát triển thành làng nghề ở Vân Cù. “Qua bao năm tháng thăng trầm, từ những dụng cụ thô sơ, các cơ sở sản xuất đã đầu tư thiết bị hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật. Nhờ vậy, nghề làm bún Vân Cù đứng vững trên thị trường ẩm thực. Làng nghề chúng tôi luôn chú trọng nâng cao chất lượng, đầu tư thiết bị hiện đại trên dây chuyền khép kín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm phát triển bền vững trong tương lai”, nghệ nhân Nguyễn Văn Tích nhấn mạnh.

Một số hình ảnh ghi lại quy trình làm bún Vân Cù:

leftcenterrightdel
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Tích (người mặc áo dài), nghề làm bún ở Vân Cù có lịch sử hàng trăm năm, được truyền qua nhiều thế hệ
leftcenterrightdel
 Gạo được vo sạch nhiều lần để loại bỏ tạp chất
 
leftcenterrightdel
Qua nhiều công đoạn, bột gạo lược thành nước bột thật mịn để khi ra thành phẩm, sợi bún bóng loáng và dẻo dai
leftcenterrightdel
 Bột được cho vào khuôn vặn thành sợi bún
leftcenterrightdel
Sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay
  
leftcenterrightdel
Sau khi trải nghiệm, khách được mời thưởng thức bún con Vân Cù 

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top