ClockThứ Năm, 29/12/2022 14:50

Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản

TTH.VN - Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, chỉnh trang cảnh quan, chấn chỉnh môi trường du lịch, phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích…là những nhiệm vụ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đặt ra tại hội nghị triển khai công tác năm 2023, diễn ra sáng 29/12.

Vé điện tử tham quan di tích được tích hợp trên Hue-STăng cường quảng bá & tạo thêm sức hút cho Đại NộiNhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản HuếNhững người “lính hộ lăng”Di tích Văn Miếu trước thời điểm tu bổ

Khách tham quan trải nghiệm dịch vụ thực tế ảo XR

Năm 2022, sau thời gian khó khăn do đại dịch COVID-19, lượng khách tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế phục hồi khả quan. Tính đến nay, tổng lượng khách đến tham quan di tích Huế đạt trên 1,3 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế gần 225 nghìn lượt. Tổng doanh thu gần 196 tỷ đồng.

Song song với việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy, trung tâm đã chủ động điều chỉnh nguồn nhân lực lao động, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng ứng dụng di động di tích Huế phục vụ du khách; xây dựng hệ thống vé điện tử, hệ thống phòng lưu trữ tư liệu, tiến tới thực hiện lưu trữ tài liệu và số hóa toàn bộ dữ liệu, tài liệu từ hồ sơ giấy…

Cùng với việc tu bổ di tích, đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình…

Trong năm tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục phối hợp với UBND TP. Huế, các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các phương án, giải pháp chỉnh trang, tôn tạo cảnh quan và phát huy giá trị khu vực Thượng Thành, Eo Bầu thuộc khu vực I di tích Kinh thành Huế sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng; nghiên cứu xây dựng đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế theo hướng tập trung, nâng cao đẳng cấp chất lượng, khai thác được các lợi thế, giá trị đặc thù của di sản.

Năm 2022, trung tâm nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Tin, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Thông tin doanh nghiệp:
LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang

Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện, thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu tài chính của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, từ tháng 11/2024, LPBank đã triển khai gói tài chính với những ưu đãi vượt trội, được "may đo" riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang

TIN MỚI

Return to top