ClockThứ Tư, 03/02/2021 15:03

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo

TTH - Đến A Lưới, bất cứ ai cũng cảm thấy thú vị với những nét đẹp văn hóa vùng cao của những bản làng trên dãy Trường Sơn. Nét đẹp ấy đến từ cả một quá trình với việc thực hiện Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”.

Xây dựng nhãn hiệu "Du lịch A Lưới" và nhãn hiệu tập thể "Đệm bàng Phò Trạch"Người dân A Lưới đốt lửa sưởi ấm giữa tiết trời giá rétTết đầm ấm cho người dân vùng cao

Giữ lễ hội là nét đẹp truyền thống ở A Lưới

Hiệu quả từ gìn giữ giá trị văn hóa

Ghé lại xã Trung Sơn dịp cuối năm 2020, vẫn thấy người dân háo hức chuẩn bị cho mùa lễ hội Aza. Năm 2020, xảy ra nhiều biến động do thiên tai, dịch bệnh nên người dân không tổ chức lễ hội quá rình rang, thay vào đó họ chú trọng vào những nghi lễ chính để vừa giữ được truyền thống, giữ được lễ hội quan trọng. Già làng Hồ Văn Hạnh, xã Trung Sơn cho biết: “Aza là lễ hội lớn và quan trọng nhất năm. Cùng với những nghi lễ tâm linh để cầu mùa màng bội thu, dân làng được sống yên vui, sự kết nối tình cảm của người dân đồng bào các dân tộc thiểu số khiến người dân gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa”.

Những năm qua, chuyện giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa được đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới chú trọng. Đặc biệt, từ đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”, việc lưu giữ những nét đẹp đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân càng mang lại hiệu quả. Dẫn chứng bằng số liệu, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho hay, 6 năm qua, huyện A Lưới đã mở 12 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ thu hút được trên 200 học viên tham gia và trên 57 nghệ nhân truyền dạy. Các làng văn hóa đã thành lập trên 60 đội văn nghệ dân gian. Nhiều bài hát từ lời Việt đã được chuyển thể sang lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu và từ lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu sang lời Việt.

Không chỉ gìn giữ và phát huy văn hóa phi vật thể, cơ sở vật chất phục vụ đời sống thần của người dân vùng cao cũng được khôi phục. Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, đến nay, đã khôi phục được 15 nhà Roong Tà Ôi, 3 nhà Gươl Cơ Tu, 1 nhà Târ đah Pa Cô, xây dựng 5 nhà văn hóa xã tại các xã: Hồng Bắc, A Ngo, Phú Vinh, Trung Sơn và Lâm Đớt. Đồng thời, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị không gian làng, bản theo kiến trúc truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các làng A Nôr (xã Hồng Kim), Pa Ris – Ka Vin (xã Lâm Đớt), A Hưa (xã Quảng Nhâm) và Pa Riing (xã Hồng Hạ)…

Khi việc gìn giữ những giá trị văn hóa hiệu quả, người dân A Lưới lại có dịp “khoe” nét đẹp văn hóa của mình với bạn bè muôn phương. Thông qua những ngày hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế hay góp mặt trong các Liên hoan nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật dân gian do Trung ương, tỉnh tổ chức, nét đẹp văn hóa của những bản làng từ vùng cao A Lưới đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. “Từ những nét đẹp văn hóa ấy, lại gắn kết du khách khắp nơi đến với A Lưới”, bà Thêm thông tin.

Góp sức thực hiện Nghị quyết 54

Nói nhiều về thành công từ Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020” không hẳn là không có những hạn chế. Lãnh đạo UBND huyện A Lưới thừa nhận, trên thực tế, các nhà sàn, nhà dài truyền thống, nhà cộng đồng chưa phát huy hết giá trị truyền thống dân tộc. Ngoài ra, vẫn chưa bảo tồn, phục dựng hết các lễ hội truyền thống lớn của các dân tộc như: Lễ hội Ân Ninh của người Cơ Tu, Âr Pục của người Pa Cô...

Huyện A Lưới đang nỗ lực cùng các địa phương trong tỉnh góp sức xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, mục tiêu mà huyện nhà hướng đến là tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới là ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, các cơ quan, ban ngành của huyện tiếp tục xây dựng đề án Phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025. Huyện cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể, trong đó, sẽ phục dựng không gian làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới tại các địa phương. Tập trung đầu tư bảo tồn không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, sẽ bảo tồn và phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức định kỳ các hoạt động lễ hội dân tộc đặc sắc, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho A Lưới.

Hiện, huyện A Lưới đang tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và mở các lớp truyền dạy các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, đồng thời hướng đến tổ chức trình diễn thường xuyên, phục vụ khách du lịch.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top