ClockChủ Nhật, 27/10/2019 10:45

Gây quỹ văn hóa bằng đấu giá sách quý

TTH - Sau thành công của lần đấu giá online và tại Huế, vào tháng 11 sắp tới, ấn phẩm đặc biệt của cuốn sách có tựa đề “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” tiếp tục được đấu giá tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Gọi là đặc biệt bởi 2 bản sách được tạo hình bằng nghệ thuật trúc chỉ (nghệ thuật giấy Việt, bản sách làm bằng nguyên liệu tre) bởi họa sĩ Phan Hải Bằng.

Kết quả đấu giá vừa qua là một tín hiệu vui. Tại Huế, 2 bản sách được bán với giá tổng cộng là 54 triệu đồng; trong đó, bản “Long mã” (bìa in hình con long mã) được mua với giá 21 triệu đồng, bản “Phụng” (bìa in hình con chim phụng) được mua với giá 33 triệu đồng. Còn ở cuộc đấu giá online, 2 phiên bản sách đặc biệt cũng đã thành công; trong đó, ấn bản “Phúc lành” và “Trường thọ” được mua với giá 11 triệu đồng và bản “Qui”) được mua với giá 7 triệu đồng.

Trở lại với cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” (L’Art à Hué). Đây là một ấn phẩm đặc biệt của tạp chí B.A.V.H (Những người bạn kinh thành Huế, số 1/1919) và được xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Sách của tác giả là Linh mục Léopold Michel Cadière (1869 - 1955) và cộng sự. Công ty Thái Hà Books xuất bản, làm thêm các ấn bản đặc biệt và siêu đặc biệt.

Đọc sách luôn là nét đẹp của văn hóa Việt. Ảnh minh họa: NQ

Người đấu giá thành công cuốn “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” phiên bản “Phúc lành” và “Trường thọ”, bảo rằng ông quyết đấu cho bằng được bởi đây là một cuốn sách độc bản, liên quan đến công nghệ làm giấy đặc biệt. Toàn bộ tiền đấu giá sẽ được trao tặng Quỹ Văn hóa Huế do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế bảo trợ và cố vấn.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế chia sẻ, di sản văn hóa lịch sử và nghệ thuật Huế đa dạng và vô cùng phong phú. Bên cạnh những công trình có giá trị được khẳng định, nó có thể là miếu đền ở nơi thôn dã cần được sửa chữa. Nó cũng có thể là những di vật, bút tích, tranh vẽ… lưu lạc nơi phương xa được phát hiện và muốn có được để bảo tồn và trưng bày, phải mua lại. Đó là lý do đòi hỏi phải cấp thiết hình thành quỹ văn hóa, mà việc đấu sách quý như vừa qua là một cách gây quỹ.

Đấu giá sách quý trở thành một hoạt động văn hóa ở nhiều nơi trên đất nước ta. Năm 2016, chương trình đấu giá sách mang tên “Về miền Trung” do một số đơn vị kinh doanh sách cũ, các cá nhân sưu tầm sách khởi xướng nhận được hưởng ứng của cộng đồng mạng. Toàn bộ số tiền thu được đã được gửi tới đồng bào miền Trung đang bị thiệt hại bởi bão lụt. Cũng trong năm này tại Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã tổ chức triển lãm bộ sưu tập từ điển của nhà sưu tập trẻ Lê Duy Trường và bán đấu giá sách để trao học bổng cho sinh viên Đại học Huế.

Thành công bước đầu của đợt đấu giá hai bản sách siêu đặc biệt cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” cho thấy, thú vui chơi sách đẹp, sách hiếm tao nhã của người Việt vẫn chưa hề mai một.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top