ClockThứ Năm, 20/12/2018 13:53

Độc đáo lễ hội Aza Koonh truyền thống huyện A Lưới

TTH.VN - Aza là lễ hội truyền thống, là Tết cổ truyền của dân tộc Pa Cô nói riêng và các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nói chung. Đây là một trong những nét tinh hoa văn hóa tốt đẹp, độc đáo luôn được gìn giữ, phát huy.

Phục dựng nguyên bản lễ hội Aza ở A LướiA Lưới, mùa lúa mớiMùa lễ hội Aza

Già làng và con cháu các bản làng cùng tham gia vào lễ hội

Sáng 20/12, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp UBND huyện A Lưới tổ chức lễ hội Aza Koonh truyền thống của người Pa Cô – Tà Ôi, huyện A Lưới.

Lễ hội Aza Koonh có rất nhiều nghi lễ: Nghi lễ a xa a rah (lễ tẩy rửa), Kâl laiq (xua đuổi các linh hồn dữ), Cha chootq (lễ chuẩn bị), Ka coong tro (lễ mời mẹ lúa), lễ cúng Aza, lễ cúng cho Giàng Xứ (giàng sông, suối, gió, mây, lửa, đất, đường sá…), lễ Cha đooi âr beh (lễ ăn cơm mới), lễ giao mâm cỗ…

Đây là lễ hội thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần linh điều hòa khí hậu cho mùa màng tươi tốt bội thu, tạ ơn đến các mẹ giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác lớn lên và trưởng thành.

Aza cũng là lễ hội khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng, sống chết có nhau của con dân bản làng. “Aza Koonh là lễ hội lớn, mang tính chất cộng đồng, được tổ chức 5 – 10 năm một lần”, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện A Lưới nói.

Nhiều lễ vật được dâng cúng

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, trong kho tàng văn hóa của các dân tộc miền tây Thừa Thiên Huế thì lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô – Tà ôi là một trong những loại hình văn hóa đặc sắc và chính vì những giá trị đó mà Sở đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội này. Đây là một loại hình văn hóa thể hiện được nhiều giá trị ý nghĩa khác nhau, kể cả phần lễ lẫn phần hội.

“Yếu tố mà chúng tôi quan tâm là cần bảo tồn, lưu giữ các giá trị truyền thống. Đây là điều kiện để sưu tầm và lưu giữ cũng như phục dựng những điệu múa, giọng hát bị mai một; củng cố các tư liệu phục vụ cho các nhà nghiên cứu và những người mong muốn nâng cao các giá trị văn hóa đặc sắc tại đây. Sở sẽ làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội này trở thành kiệt tác phi vật thể của quốc gia”, ông Dũng nhấn mạnh.

* Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại lễ hội:

Cây nêu được dựng trước nhà cộng đồng

Lễ vật cúng ở khu vực sân và cây nêu

Người Pa Cô tiến hành các nghi thức của lễ Aza tại nhà

Thắp lửa bếp

Người dân đem lễ vật đến nhà cộng đồng tổ chức lễ hội Aza Koonh

Già làng tiến hành lễ mời mẹ lúa

Lễ cúng ở khu vực cây nêu

Đưa lễ vật vào cúng

Lễ ăn cơm mới

Các dòng họ dâng lễ

Nhiều em nhỏ cũng "tham dự" lễ hội

Lễ cúng Aza

Clip già làng tiến hành một số nghi lễ cúng

Hữu Phúc (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới

TIN MỚI

Return to top