ClockThứ Sáu, 20/12/2024 14:53

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

TTH.VN - Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế sốTập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

 Các đại biểu trao đổi tại buổi tọa đàm

Đó là những vấn đề được đặt ra tại buổi tọa đàm “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương” do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 20/12 tại TP. Huế. Tọa đàm với rất nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Nghị quyết 54/NQ-TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong phần mục tiêu xác định, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 30/11/2024, đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, là thành phố thứ 6 trực thuộc Trung ương.

 Du khách tìm hiểu Cửu Đỉnh bên trong Hoàng cung Huế

TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế khi bàn về hướng phát triển của đô thị Huế trong tương lai đã cho rằng, Huế cần được ứng xử bằng những nguyên tắc và quy chế riêng, điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định. “Việc xác lập cho Huế có những cơ chế đặc thù riêng là vấn đề vô cùng cần thiết, điều đó đảm bảo cho đô thị di sản với một hệ thống các giá trị được giữ gìn và phát huy càng tốt hơn, đồng thời chính với cơ chế này sẽ tạo tiền đề cho một chiến lược phát triển kinh tế tương xứng với vị thế của thành phố trực thuộc trung ương”, ông Dũng nói.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh (Trường đại học Khoa học, Đại học Huế), Huế hội đủ các tiêu chí của một “đô thị di sản”, có chỉnh thể phong phú di sản vật thể và phi vật thể, các di sản đó được tiếp nối qua các thời kỳ lịch sử và có giá trị độc đáo/ đặc sắc. Có được danh hiệu đó là niềm tự hào cho Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trách nhiệm của người dân và chính quyền các cấp của Huế lại càng rất nặng nề khi thay mặt cả nước quản lý, bảo tồn và phát huy di sản của ông cha.

“Trách nhiệm đó đang đứng trước những cơ hội và thách thức nhất định mà mỗi một chúng ta phải nhận thức sâu sắc để góp được những việc làm hữu ích cho việc quản lý, giữ gìn và phát huy thế mạnh của “đô thị di sản Huế”, ông Mạnh chia sẻ.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển

TIN MỚI

Return to top