ClockThứ Sáu, 18/03/2022 15:32

80 kiến trúc sư, nghệ sĩ tham gia “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022”

TTH.VN - “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022” là hoạt động được Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật tỉnh và nhóm Ký họa đô thị Hà Nội khai mạc chiều 18/3.

Giới thiệu di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa tại Ninh BìnhDi sản Huế qua ký họa tranh, nón lá, áo dàiKý họa di sản Huế

Các kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ tham gia hành trình ký họa di sản năm 2022

Với sự tham gia của hơn 80 kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ, thiếu nhi, những người yêu ký họa ở Huế và Hà Nội, hoạt động góp phần bảo tồn, quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa di sản Cố đô Huế nói chung, mỹ thuật Huế nói riêng.

Diễn ra từ ngày 18 đến 22/3, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác ở nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Đại Nội, lăng vua Khải Định, vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, hồ Tịnh Tâm, Văn Thánh, các chùa Báo Quốc, Từ Hiếu, Diệu Đế, làng cổ Phước Tích, ca Huế trên sông Hương…

Qua đó, những di sản vật thể và phi vật thể với thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, những danh lam cổ tự và công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử triều Nguyễn, kiến trúc dân gian, phong cảnh, nhà vườn Huế… sẽ được các nghệ sĩ lưu giữ qua nghệ thuật.

Những tác phẩm có chất lượng tốt sẽ được tổ chức trưng bày, xuất bản ấn phẩm “Ký họa di sản Cố đô Huế 2022” trong dịp Festival Huế 2022.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top