ClockThứ Hai, 15/01/2024 12:57

25 năm hợp tác Huế - Rennes và một con “đường Huế” ở Pháp

TTH - Không nhiều người chú ý, năm 2023 vừa qua là tròn 25 năm hợp tác giữa Huế và Rennes thuộc vùng Bretagne của Pháp. Và thậm chí ở Rennes còn có một con đường mang tên “đường Huế”.

Đại học Huế hợp tác với Đại học Minh Tân, Đài Loan về lĩnh vực bán dẫnXác lập quan hệ hợp tác quốc tế có trọng tâm, trọng điểm

Con “đường Huế” ở Rennes. Ảnh: Nguyễn Sinh Viện 

Không chỉ hợp tác mà còn kết nghĩa

Năm 2023 vừa đi qua có rất nhiều sự kiện và dấu mốc quan trọng về ngoại giao của Việt Nam. Ví như Việt Nam là quốc gia được cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm. Và cả hai chuyến thăm trên đặc biệt được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm và bình luận tích cực. Việt Nam còn đón tiếp Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry A. Medvedev, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Phó Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Paul Mashatile, thủ tướng các nước Úc, Belarus, Hà Lan, Campuchia…

Ở chiều ngược lại, theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thì trong năm, đã có 45 chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam tới các nước láng giềng, các đối tác chiến lược quan trọng. Trong đó, nổi bật nhất là chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Và ngày 27/11 cũng đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ Việt - Nhật khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.

Ở tầm địa phương, có một dấu mốc ngoại giao cũng rất quan trọng và nhiều cảm xúc khi thành phố Huế và Rennes thuộc vùng Bretagne của Pháp cũng tròn 25 năm hợp tác, giao lưu. Ông Nguyễn Nhiên, nguyên Trưởng phòng Đối ngoại hợp tác thành phố Huế nhớ lại: Để có sự hợp tác này, trước đó nhiều năm, các hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa, giáo dục, y tế... đã được hai bên cùng xúc tiến. Và đáng nhớ nhất là vào đầu năm 1989 của thế kỷ trước, bà Tuyết Ba Rioux, một người con dòng dõi Nguyễn Khoa Huế nhưng thành đạt ở Rennes đi cùng một số người Pháp đến tiếp xúc với các ông Nguyễn Văn Mễ, Lê Văn Anh, Nguyễn Xuân Hoa… là những lãnh đạo thành phố Huế lúc đó tại trụ sở UBND thành phố. Trở về Pháp, bà cùng chồng là ông Claude Rioux, bác sĩ Khoa trưởng Y khoa Rennes và một số người Pháp, Việt Nam thành lập Hiệp hội Bretagne Việt Nam (BVN). Từ đó, hàng năm đều có các chương trình, dự án (DA) hợp tác với Huế.

Các DA hiệu quả mà BVN giúp cho Huế chương trình tái định cư dân vạn đò ở Kim Long; trao đổi nghiên cứu trong các lĩnh vực quản lý đô thị, công viên cây xanh, y tế, giáo dục... Không chỉ giúp DA, BVN còn giúp Huế đào tạo nguồn nhân lực với chuyên viên kỹ thuật đầu tiên tu nghiệp tại Rennes là KTS. Mai Văn Lộc. Sau đó là các kỹ sư Trần Như Vọng, Thái Thành, Nguyễn Thúc Tần, Nguyễn Văn Thành... Tu nghiệp về hoạt động du lịch có các phiên dịch tiếng Pháp của công ty du lịch như các chị Trương Thị Cúc, Lê thị Nhân, Bùi Thị Chín... Nghiên cứu cảnh quan, công viên cây xanh có ông Phan Đình Ngôn và các chuyên viên của Công ty Công viên cây xanh Huế đến Rennes, Blois, Lille. Hiệu quả của sự hợp tác này đưa đến "Thỏa thuận Hợp tác giữa Huế và Rennes" được ký kết năm 1997 tại Rennes theo hình thức hợp tác phi tập trung (cooperation decentralisee). Sự hợp tác này có thể xem là một sự kết nghĩa (jumelage) giữa hai thành phố Huế và Rennes

Con "đường Huế" ở Rennes

Theo ông Nguyễn Sinh Viện, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế thành phố Huế (tiền thân là Trưởng phòng Đối ngoại hợp tác thành phố Huế), bất ngờ và thú vị nhất trong mối quan hệ giữa hai thành phố Huế và Rennes là Tòa Thị chính Rennes đã quyết định đặt tên một con "đường Huế" (RUE DE HUE) trong thành phố.

Thông tin về con đường này, được đăng trên trang Wiki Rennes Métropole, được ông Nguyễn Sinh Viện tạm dịch như sau: “Rue de Hué nằm ở khu phố 5: Maurepas - Bellangerais… Tuyến đường này được đặt tên tiếp theo sau một nghị quyết được hội đồng thành phố Rennes thông qua ngày 19/1/2015. Nó đề cập đến Huế, một thành phố ở Việt Nam, nơi mà vào năm 1992 đã triển khai một chương trình hợp tác do các cư dân của Rennes đến từ thành phố châu Á này khởi xướng. Quan hệ đối tác này ban đầu được triển khai dưới hình thức trao đổi bệnh viện và trường đại học, thực tập chuyên môn cho các cán bộ trẻ, tư vấn kỹ thuật trong các lĩnh vực vệ sinh môi trường, giao thông, nhà ở xã hội hoặc viện trợ đặc biệt sau thiên tai (lũ lụt, lốc xoáy). Hai thành phố đã tái khẳng định “mong muốn xây dựng quan hệ đối tác” nhân dịp ký kết một thỏa thuận khung về hợp tác phi tập trung có thời hạn 5 năm vào năm 2013. Đối mặt với những chuyển đổi mà Việt Nam đang trải qua hiện nay, các mục tiêu của sự hợp tác này đã được nâng tầm để chuyển từ tư duy viện trợ phát triển sang tư duy quan hệ đối tác”.

“Hành trình để “Đường Huế” có mặt tại Rennes chỉ ngắn gọn đôi dòng, nhưng với những người có cơ hội theo dõi mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai thành phố, đó được hiểu là kết quả của cả một hành trình dài hợp tác và xây dựng niềm tin với nhiều nỗ lực từ cả hai phía”, ông Nguyễn Sinh Viện nói: “Và nếu có ai đó hỏi rằng thành phố nước ngoài nào để lại nhiều ấn tượng nhất với Huế trong quan hệ hợp tác quốc tế, tôi sẽ không lưỡng lự mà khẳng định rằng đó chính là Rennes. Xa xôi địa lý và khác biệt văn hóa không khiến thành phố có quy mô dân số lớn thứ 11 của Pháp này có nhiều nét tương đồng với Huế, mà như đồng nghiệp Marie Guyard của tôi ở ban quan hệ quốc tế của thành phố này từng chia sẻ, rằng: “Ngay cả mưa ở Rennes cũng giống mưa Huế, lê thê kéo dài, nên nếu một người Huế phải đến Rennes để học tập hoặc công tác dài ngày thì cũng không đến nỗi nhớ nhà như đến một nơi nào khác”. Nhiều lần chứng kiến những ngày mưa lê thê ở Rennes cho phép tôi xác tín nhận xét này”.

Theo ông Nguyễn Sinh Viện thì Huế từ lâu đã có mặt trong Rennes, qua những con người với nhiều tình cảm gắn bó, những người thợ cả làm nên những chiếc cầu nối ngoại giao chính thức và ngoại giao nhân dân. Nên con “đường Huế” kia chẳng phải ngẫu nhiên mà có. Mà đó là điều phải đến, khi hạt mầm đã đủ nhân duyên để nảy nở và vươn lên thành cây. “Ngôn ngữ ngoại giao và an ninh, quốc phòng thường dùng hai cặp từ ghép rất hay để thể hiện các mối quan hệ: Đối tác và đối tượng. Đối tác là để bắt tay phối hợp nhau làm việc và cùng phát triển, đối tượng chỉ để theo dõi, dè chừng nhau. Tôi và nhiều đồng nghiệp có may mắn trong công việc vì có những đối tác tin cậy, không phải khắp nơi nhưng rải rác đây đó, và Rennes là một nơi như vậy - Một đối tác bền bỉ và bền vững theo thời gian dù nhiều thứ đã và sẽ thay đổi, ở đó có một đồng nghiệp đặc biệt, âm thầm nhưng hiệu quả, như một người nhà”, ông Nguyễn Sinh Viện nói.

Tường Minh
ĐÁNH GIÁ
1
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

TIN MỚI

Return to top