ClockChủ Nhật, 08/12/2019 20:17

Tiếp cận âm nhạc theo hướng dân tộc nhạc học

TTH - Không chỉ nghiên cứu âm nhạc dưới góc độ của âm nhạc học, tuyển tập nghiên cứu, phê bình âm nhạc truyền thống Việt Nam của nhạc sĩ Vĩnh Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc, Học viện Âm nhạc Huế) tiếp cận âm nhạc truyền thống dưới góc nhìn của văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc…

Nhạc sĩ Vĩnh Phúc

Tiếp cận âm nhạc dưới góc nhìn dân tộc nhạc học, tuyển tập nghiên cứu, phê bình âm nhạc truyền thống Việt Nam của nhạc sĩ Vĩnh Phúc vừa đạt giải A, Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VI lĩnh vực văn nghệ dân gian, giải nhì của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Tuyển tập dày hơn 500 trang, do NXB Mỹ thuật ấn hành. Sách được in theo dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Tập hợp những nghiên cứu, phê bình, tuyển tập là cái nhìn toàn diện về các loại hình âm nhạc truyền thống, từ nhã nhạc triều Nguyễn, lý Huế, ca Huế, âm nhạc cung đình và ca nhạc thính phòng Huế, nhạc lễ Phật giáo, nhạc dùng trong lễ tế giao đến cồng chiêng Tây Nguyên, dân nhạc của người Tà Ôi – PaKô, Cơ Tu, Vân Kiều … Ở phần lý luận, phê bình, nhạc sĩ Vĩnh Phúc đánh giá những khảo cứu, khảo sát về các loại hình âm nhạc truyền thống từ xưa đến nay, như hát ả đào, âm nhạc cổ truyền Nam bộ, quan họ, trống quân, dân ca Thanh - Nghệ - Tĩnh…

Nhạc sĩ Vĩnh Phúc cho rằng, điều khiến cho âm nhạc Huế mang nét đặc trưng, khu biệt là do yếu tố ngữ điệu của hệ tiếng Huế tác động vào đường nét giai điệu mang âm hưởng của điệu nam hơi ai trong các làn điệu dân ca, dân nhạc.

Về âm nhạc của người Tà Ôi – Pa Cô, Cơ Tu, Vân Kiều, tác giả khẳng định, âm nhạc của các dân tộc ở miền Tây Thừa Thiên Huế mang đầy đủ các đặc tố của văn nghệ dân gian, như tính ứng tác tại chỗ trong diễn xướng; tính dị bản khuyết danh, truyền khẩu và thường gắn bó với các loại hình nghệ thuật khác, nhất là múa; chỉ được lưu truyền thông qua trình diễn…

Tuyển tập nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam của nhạc sĩ Vĩnh Phúc

Để nghiên cứu về âm nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số, nhạc sĩ Vĩnh Phúc đã cùng ăn, cùng ở với bà con suốt khoảng thời gian dài để hiểu những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào vùng cao thông qua tục cưới, tục tang, các lễ nghi Ariêuping, Ariêu Aza, Ariêu Âr Pukh… Những điệu hát Calơi, Ântói, Chachấp, Nha Nhim… hay điệu múa Aza, Ya Yả, Azakooh… đều được ông nghiên cứu kỹ lưỡng trong môi trường diễn xướng cụ thể.

Nhạc sĩ Vĩnh Phúc cho hay: “Khác với âm nhạc của người Kinh, hầu hết âm nhạc của các dân tộc ít người cư trú ở Trường Sơn – Tây Nguyên chỉ thuần nhất là âm nhạc dân gian, không hề có một nền âm nhạc chuyên nghiệp bác học nhưng rất đặc sắc, cuốn hút. Điểm đặc biệt là âm nhạc của đồng bào vùng cao tồn tại trong lễ hội cùng với múa, ẩm thực, mỹ thuật và âm nhạc, đi sát với đời sống tộc người”.

Ngoài những nghiên cứu trong tuyển tập này, nhạc sĩ Vĩnh Phúc còn có nhiều công trình nghiên cứu về dân ca, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, phục dựng đám cưới theo đúng truyền thống của người Tà Ôi để tìm hiểu về sinh hoạt âm nhạc trong đám cưới.

Ở phần lý luận, phê bình, tác giả tìm hiểu âm nhạc cổ truyền Việt Nam và sự bảo tồn, phát huy qua nhãn quan lý luận, phê bình của một số học giả xưa được công bố từ năm 1919 đến 1959; dẫn liệu những tư liệu báo chí xưa và nay về hát ả đào… từ đó phân tích những hạn chế, đóng góp tích cực và đưa ra hướng tiếp cận mới. Từ nhận xét của một số học giả, nhà nghiên cứu bình luận, đánh giá về ca Huế từ xưa đến nay, nhạc sĩ Vĩnh Phúc đề xuất, đã đến lúc phải xem xét lại sự tồn tại của di sản này trên quê hương của nó. Ngoài việc truyền dạy thì công tác thống kê, khảo cứu chuyên biệt có quy mô, hệ thống về ca Huế vẫn còn bỏ ngỏ.

Quá trình nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam của nhạc sĩ Vĩnh Phúc mất khoảng 15 năm. Dẫu là một công trình nghiên cứu về âm nhạc nhưng điểm mới của tuyển tập nghiên cứu, phê bình âm nhạc truyền thống Việt Nam không đơn thuần chỉ nghiên cứu dưới góc độ âm nhạc học để lý giải, phân tích mà là nghiên cứu được tiếp cận theo hướng dân tộc nhạc học, mang tính chất liên ngành với những phân tích theo góc độ văn hóa, ngôn ngữ học, dân tộc học, thậm chí là khảo cổ học. Đi vào đời sống văn hóa thông qua những chuyến điền dã, cùng ăn ở, tìm hiểu, trò chuyện, sinh hoạt văn hóa với đồng bào là cách nhạc sĩ Vĩnh Phúc nghiên cứu về âm nhạc truyền thống.

Bài ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo danh sách các sản phẩm ăn khách của châu Á do Nikkei biên soạn, từ các buổi concert của ca sĩ nổi tiếng thế giới Taylor Swift diễn ra tại Singapore, đến sự lan tỏa của xu hướng “P-pop” từ Philippines và sự ra mắt của một bộ phim thu hút từ Thái Lan…, nhìn chung các hoạt động và xu hướng giải trí đã chiếm vị trí trung tâm tại Đông Nam Á năm 2024.

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Hát về tình yêu Cố đô

Tối 26/12 tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế diễn ra chương trình ca nhạc với chủ đề “Tôi yêu Huế” do Hội Âm nhạc, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức.

Hát về tình yêu Cố đô

TIN MỚI

Return to top