ClockThứ Ba, 21/02/2023 16:48

Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

TTH.VN - Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Dệt zèng A Roàng được công nhận nghề truyền thống của tỉnhThổ cẩm xanh Aza Kooh & hành trình mới của dệt zèngTrưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộcTài trợ chỉ may trị giá 2 tỉ đồng cho các làng nghề dệt zèng

Dệt Zèng có sức hút với rất nhiều người, trong đó có các bạn trẻ đang theo học ngành thiết kế thời trang Trường đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh)

Những ngày tháng 2 khi tiết trời còn mưa phùn và se lạnh, hàng chục sinh viên cùng giảng viên hướng dẫn của ngành thiết kế thời trang Trường đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) đã tìm về làng A Hươr, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới để khám phá nghề dệt Zèng của bà con sống từ bao đời bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Từ những háo hức ban đầu đến ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến nghề dệt Zèng, những bạn trẻ phương Nam không khỏi trầm trồ khen ngợi. Quan sát quá trình dệt, đính cườm lên Zèng với đủ kiểu hoa văn đẹp mắt, những bạn trẻ cẩn thận chụp ảnh, ghi chép.

“Có quá nhiều thứ bất ngờ. Thông qua Zèng, tụi em hiểu hơn về nét đẹp văn hóa và trang phục truyền thống của bà con Tà Ôi đang sinh sống ở đây”, Nguyễn Thị Lụa, sinh viên năm 3 ngành thiết kế thời trang Trường đại học Văn Lang, chia sẻ. Rất nhiều thông tin được Lụa tìm hiểu, ghi chép một cách chi tiết mà theo cô gái này đó là “để nghiên cứu kĩ hơn về kỹ thuật đính cườm lên Zèng”.

Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên khác lại chăm chú vào những sản phẩm thủ công làm từ Zèng như khăn trải bàn hay túi xách. Tất nhiên, ai cũng chọn mua cho mình một vài món vừa để kỉ niệm, vừa làm quà tặng người thân.

Không chỉ đến để tìm hiểu về Zèng, thầy và trò ngành thiết kế thời trang Trường đại học Văn Lang còn kết hợp với một số đơn vị trao tặng máy may, vắt cho bà con, cũng như hướng dẫn bà con sử dụng thành thục. Đó như một món quà nhằm giúp bà con có thể đáp ứng nhu cầu, thích nghi với công việc trong thời hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc.

Chương trình đưa sinh viên thiết kế ngành thời trang đến tìm hiểu dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới) nằm trong chương trình hợp tác giữa Trường đại học Văn Lang với Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế thực hiện từ nhiều năm qua. Thông qua những trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên tiếp cận được văn hóa truyền thống, từ đó có thể nghiên cứu và học hỏi kĩ năng.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Từ TP. Hồ Chí Minh, các bạn trẻ ngành thiết kế thời trang Trường đại học Văn Lang về làng A Hươr (xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) để cùng ăn, cùng ở và nghiên cứu về dệt Zèng

Dành nhiều thời gian đến tận nhà bà con để tìm hiểu kĩ về kĩ thuật dệt Zèng

Những hoa văn, họa tiết trên Zèng đã gây được ấn tượng với các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh kĩ để nghiên cứu

Thông tin về Zèng sau khi tìm hiểu được các bạn trẻ cẩn thận ghi chép, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu sau này

Nhiều sản phẩm thủ công làm từ Zèng được một gia đình đưa ra giới thiệu đến các bạn sinh viên

Ngoài việc đến tìm hiểu, Trường đại học Văn Lang còn kết nối để tặng máy may, máy vắt cho bà con làng A Hươr

Sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường đại học Văn Lang hướng dẫn tận tình bà con cách sử dụng máy may

Chiếc túi làm từ Zèng đẹp mắt được các bạn sinh viên chụp ảnh và mua để làm quà kỉ niệm

Khoảnh khắc dễ thương của các bạn sinh và bà con làng A Hươr

Trong những ngày lưu lại làng A Hươr, các bạn sinh viên còn được các nhà nghiên cứu đến từ Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế chia sẻ nhiều thông tin liên quan 

N. MINH (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên

TIN MỚI

Return to top