ClockThứ Tư, 12/08/2020 11:05

Tài trợ chỉ may trị giá 2 tỉ đồng cho các làng nghề dệt zèng

TTH.VN - Ngày 12/8, Văn phòng UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh vừa phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi dự án từ Công ty TNHH Coats Phong Phú.

Đêm A Lưới ăn Pâr rục, uống rượu cầnHơn 1 tỷ đồng tài trợ các làng nghề ZèngTinh hoa nghề Việt tụ hội về HuếGửi sợi chỉ hiện đại lên khung dệt zèngTrao chỉ hỗ trợ cho các hợp tác xã dệt thổ cẩm zèng

Dệt zèng là nét văn hóa đặc sắc của người Tà Ôi

Theo đó, phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ bằng chỉ may của Công ty TNHH Coats Phong Phú đang sản xuất tại Việt Nam với giá trị tài trợ ước tính hơn 2 tỉ đồng thông qua Trung tâm Phát triển kinh tế và Bảo tồn văn hóa (CPED) để tài trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và làng nghề dệt zèng nhằm mục đích hỗ trợ gìn giữ và phát triển nghề truyền thống dệt zèng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và theo đúng quy định của nhà nước. Khoản viện trợ này chỉ thực hiện các hoạt động viện trợ sau khi có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; sử dụng khoản viện trợ đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.

Dệt zèng là một trong những ngành nghề truyền thống được người phụ nữ dân tộc Tà Ôi (A Lưới) hình thành sớm và gìn giữ cho đến ngày nay. Thời gian qua, huyện A Lưới đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này, đồng thời khai thác hiệu quả di sản, gắn kết phát triển du lịch dịch vụ và đa dạng các loại hình di sản văn hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2017, Dệt zèng chính thức là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

TIN MỚI

Return to top