ClockChủ Nhật, 25/08/2024 18:05

Sai sai, ngược ngược…

TTH.VN - Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

Đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbian.  

Trong ánh lửa bập bùng huyền hoặc, trong âm thanh của cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống, nhóm nghệ sĩ người dân tộc K’Ho với trang phục dân tộc bản địa đã say sưa biểu diễn các bài hát, điệu múa của Tây Nguyên. Tham gia đêm cồng chiêng, mọi người được hòa mình trong không gian văn hóa, được khám phá những nét đẹp truyền thống của người K’Ho qua những câu chuyện được các nghệ sĩ kể bằng những bài ca, những điệu múa mộc mạc, hoang dã nhưng đầy chất lửa của người miền núi. Và rồi dần dà, giữa khách và chủ như không còn khoảng cách, họ múa hát cùng nhau, thưởng thức rượu cần và các món nướng. Trời càng về đêm càng se lạnh, nhưng hơi ấm tỏa ra từ bếp lửa, từ men nồng của ché rượu cần khiến mọi người lâng lâng muốn cuộc vui cứ kéo dài thêm mãi…

 Thưởng thức rượu cần trong đêm cồng chiêng.

Trong đêm cồng chiêng, tôi để ý thấy gương mặt của các nghệ sĩ ai cũng rạng ngời, ai cũng say sưa không hề một thoáng gượng ép. Họ vui vì thấy văn hóa của dân tộc mình được hưởng ứng, được tán dương. Lẽ dĩ nhiên. Nhưng bên cạnh đó, có lẽ còn một lý do nữa, đó là văn hóa dân tộc đã mang đến cho họ và buôn làng có thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống. “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển”, trong trường hợp này có lẽ là rõ ràng, là cụ thể sinh động nhất. “Vừa được thỏa mãn đam mê, được cháy mình với nghệ thuật dân tộc, vừa có thu nhập ổn định nên các bạn ấy rất thích, rất chăm tập luyện. Cũng nhờ vậy mà chất lượng hoạt động này được duy trì, luôn hấp dẫn du khách” - Một đồng nghiệp đang công tác ở Tây Nguyên chia sẻ.

 Ca Huế thính phòng- Một nỗ lực để bảo tồn, giữ gìn tinh hoa cho nghệ thuật ca Huế.

Ở góc độ nào đó thì đêm cồng chiêng cũng tương tự dịch vụ ca Huế trên sông ở miền Hương Ngự. Tuy nhiên, hơi khác một chút là dịch vụ ca Huế trên sông sau khi tạo được chỗ đứng, tạo được sức hút thì lại chuyển sang… “bát nháo”, bỏ bê chất lượng, dẫn đến tai tiếng, gây đau đầu cho các nhà quản lý. Điều này có vẻ hơi “sai sai, ngược ngược”. Hoạt động văn hóa mà cho thu nhập, thậm chí thu nhập tốt là điều không dễ, thế nhưng ca Huế đã làm được. Lẽ ra như vậy thì phải chăm chút để ca Huế ngày càng lấp lánh, ngày càng tỏa rạng tinh hoa cho “xứng đồng tiền bát gạo”, nhưng tiếc thay một bộ phận không nhỏ những người hoạt động trong lĩnh vực này lại làm ngược theo kiểu ăn xổi, tận thu. Nguyên nhân có thể do người miền xuôi ta hình như thiếu đi chút thật thà, chút tấc lòng với di sản tiền nhân mà ra cả.

Càng ngẫm càng thấy thật buồn…

Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

TIN MỚI

Return to top