ClockThứ Tư, 25/01/2023 14:49

Lưu giữ nét đẹp văn hóa xin chữ đầu Xuân

TTH.VN - Trong những ngày đầu Xuân mới Quý Mão 2023, cùng với nhiều phong tục cổ truyền được huyện Quảng Điền lưu giữ và triển khai, tục xin - cho chữ cũng là dịp khai bút đầu Xuân, là nét đẹp văn hóa vẫn đang được gìn giữ và lưu truyền với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam.

Nhiều điểm đến hút khách ngày mùng 1 tết Qúy MãoPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chung vui đêm giao thừa “Mùa xuân trên quê hương mới”Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình thăm, chúc Tết các đơn vị đêm giao thừaVui xuân cùng chiến sĩĐảm bảo cho người dân vui xuân, đón tết an toànLựa chọn thực phẩm “sạch” để yên tâm vui Xuân, đón TếtÝ nghĩa chương trình “Vui xuân đón tết”Nhiều phần quà dành tặng hộ nghèo, học sinh, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán

Những ông đồ gieo phúc ngày xuân

Một gia đình thích thú khi xin được chữ ưng ý đầu năm 

Đến ông đồ xin chữ đầu năm, đó không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đầu xuân năm mới, mà còn là với ước vọng cầu tài, lộc, sức khỏe, bình an của người Việt.

Chẳng biết từ bao giờ tục xin chữ ông đồ đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành nét đẹp thuần Việt mỗi khi xuân về tết đến. Để phát huy, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp đó, liên tục trong nhiều năm qua, và vào dịp đầu Xuân Quý Mão 2023 này, huyện Quảng Điền tiếp tục duy trì hoạt động xin - cho chữ đầu năm.

Ngày xuân, đối với người Việt, là ngày khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi sự mới. Chính vì thế, mỗi người đều mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. Về sau, phong tục tốt đẹp này càng phổ biến. Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà.

Ngày xuân năm mới, đối với người Việt - là ngày khởi đầu tốt đẹp với mong muốn một năm mới vạn sự như ý, chính vì thế, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.

Theo ông Nguyễn Văn Đình – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Quảng Điền cho biết: Bắt đầu từ năm 2021, huyện tiến hành phục dựng nét đẹp cho chữ và xin chữ. Qua 3 năm triển khai hoạt động, đã gặt hái những thành công hơn mong đợi, những thầy đồ là những giáo viên am hiểu chữ Hán, chữ nôm và những nhà thư pháp trên địa bàn huyện đã tích cực tham gia, người đến xin chữ rất đông đây là tiền đề rất quan”.

“Cho chữ ngày xuân là thú vui. Mỗi bức chữ thư pháp chẳng đáng bao tiền, nhưng nó là niềm tin, đạo nghĩa. Chúng tôi là những người đi gieo phúc, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà khi xuân về tết đến”- ông Nguyễn Văn Đình chia sẻ.

Khác với mọi năm, đón Xuân Quý Mão 2023 nay thời tiết ấm áp, rất thuận lợi cho các hoạt động vui xuân đón tết, nhờ đó lượng người đến xin chữ tại Trung tâm Văn Hoá nhiêu hơn. Chủ đề Thư pháp của năm nay là “Đức - Tài”, do đó Ban tổ chức đã thực hiện các hoạt động mang chiều sâu về văn hóa.

Thư phòng rộng rãi, thiết kể mở là nơi giao lưu của ông đồ với du khách 

Để hoạt động xin và chữ thêm phần ấn tượng, ban tổ chức đã mở rộng hình thức ngoài những câu đối, có người chỉ xin một hoặc hai chữ mà mình thấy tâm đắc. Năm nay xin chữ này rồi thì đến năm sau sẽ xin chữ khác, như: Tâm, trí, lộc, tài, phúc, nhẫn, tĩnh, bình an, hạnh phúc. Những con chữ, câu thơ, tục ngữ... được ông đồ thể hiện dưới hình thức thư pháp nên cũng uốn lượn, thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.

Dưới nét bút tài hoa, phóng khoáng của người viết hay còn gọi là “Thầy đồ”, những con chữ vốn dĩ rất mộc mạc ấy trở nên có hồn hơn. Hoạt động xin chữ năm Quý Mão 2023 của huyện Quảng Điền được tổ chức từ ngày mùng 2 tết đã thu hút rất đông người dân đến xin chữ.

Là một nhà giáo, nhà thư pháp Hoàng Xuân Thiện, người có thâm niên viết thư pháp ngày Tết ở Quảng Điền, ông Đồ Hoàng Đình Thiện cho biết, nét đẹp văn hóa cho chữ và xin chữ đầu năm vài năm trở lại đây đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Quảng Điền.

“Mỗi nét chữ cho đi, người nhận mong được tài, lộc, may mắn, sức khỏe, bình an và hạnh phúc trong năm mới; ước vọng thông qua chữ sẽ được hưởng phúc đức, tài năng của người cho chữ. Còn người cho chữ lại gửi gắm nỗi niềm, mong muốn sẽ giữ mãi nét đẹp phong tục xưa, tết xưa trong nhịp sống hiện đại, cùng khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ”- nhà thư pháp Hoàng Xuân Thiện chia sẻ.

Gìn giữ và phát huy

Đôi bạn trẻ thích thú với những chữ vừa được trao tặng 

Cũng như mọi năm, không gian xin và cho chữ của huyện Quảng Điền được bố trí tại nhà Văn hóa huyện, nơi đây tạo cho tất cả mọi người đến hoạt vui xuân đón tết nói chung, xin chữ đầu năm nói riêng được thuận lợi, đồng thời cũng là nơi để khoe với công chúng những tác phẩm thư pháp đẹp mà còn là nơi các nhà thư pháp trổ tài tặng chữ cho khách.

Trên nền giấy đỏ, giấy hồng - những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, hàng trăm bức thư pháp với lời cầu chúc sức khỏe, gia đạo bình an và hạnh phúc...đã và đang dần được lan tỏa. Các ông đồ khi cầm bút đều tỉ mỉ khi cho chữ. Họ không viết vội, không viết ẩu và đôi khi còn dành nhiều thời gian để giảng giải cho khách ý nghĩa của từng chữ cho đi.

Cùng với thời gian, tục xin chữ - cho chữ đầu xuân một thời gian đã mờ nhạt, nhưng 3 năm trở lại đây việc khôi phục và tổ chức hoạt động “Tặng chữ đầu xuân”, làm nơi để nhiều khách du Xuân nán lại bên chiếu hoa của những “ông đồ” để xin chữ về cho mình, gia đình hoặc xin để tặng người thân, bạn bè những câu chữ hết sức ý nghĩa trong ngày đầu xuân mới.

Ngày xuân, hòa vào dòng người xuôi ngược du xuân, hành hương đây đó, mọi người khi đến với Nhà thi đấu huyện sẽ gặp lại hình ảnh thân quen của những ông đồ với áo dài, khăn đóng và vây quanh là những người yêu chữ đủ các lứa tuổi. Cùng với niềm hân hoan, phấn khởi trên nẻo đường du xuân ấy, sau khi ghé qua đây, mỗi người còn mang về cho mình, cho gia đình, người thân, bạn bè... những con chữ mang ý nghĩa của niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn và bình an.

                                             Bài, ảnh: THÁI BÌNH- CÔNG CƯỜNG

  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top