ClockChủ Nhật, 29/05/2016 12:27

Dở ẹc

TTH - Thực hiện quy mô gia đình nhỏ, nhà nào bây giờ cũng chỉ có 1-2 con. Ít nên sinh ra quý, quý thì thương lại càng thương. Cái lẽ thường tình nó như vậy. Tuy nhiên, nhiều nhà thương con thái quá, đôi lúc lại sinh... dở ẹc.

Như trường hợp bà chị tôi. Có đứa con gái, chị cưng hơn trứng. Tuyệt nhiên không cho cháu động tay động chân vào bất cứ việc gì, kể cả nhặt rau, vo gạo, rửa bát... Dạo vừa rồi dẫn cháu về nhà ăn giỗ, mấy bà cô cứ nghĩ cháu mình cũng như “o con gái bình thường”, hét vô bếp, sai làm việc này, việc khác cho vui. Chẳng dè nó cứ lóng nga lóng ngóng. Vậy là các cô “mắng” cho một trận, đuổi ra đỡ vướng chỗ. Mẹ cháu không nói ra, nhưng mặt trông rất nặng, có vẻ không hài lòng (!)

Tôi cũng có người bạn có cô con gái đã vào đại học. Học đại học rồi nhưng không biết giặc áo quần, không biết cả cắm nồi cơm, kho xoong cá, nấu tô canh để ăn khi tới bữa. Vậy là ba mẹ của cháu phải chi tiền, thuê một chị osin đi theo “học cùng”. Chẳng biết sau cô nàng ra trường có làm vương làm tướng gì không. Cũng chẳng biết cha mẹ cháu có giàu mãi để chi tiền chi bạc đỡ tay đỡ chân cho cháu không. Chỉ có điều chắc chắn là sẽ... “hên cực” cho chàng trai nào, gia đình nào rước được cô dâu như nàng. Kiểu thương con như thế nên mới đẻ ra “sản phẩm” như một bà mẹ Huế từng mang con ra khoe trên chương trình “Chuẩn cơm mẹ nấu”. Một cô gái (con của bà mẹ Huế ấy) đã “tra đời”, đã là nghệ sĩ thành danh, vậy mà đập múi tỏi, giần mấy cây sả thôi cũng không làm nổi. Mẹ thì có vẻ tự hào với điều ấy, còn người xem truyền hình thì lại thấy “ngá máu” không chịu được.

Ai có con cũng đều thương, chúng tôi cũng không ngoại lệ. Vợ chồng tôi không sinh được con gái, chỉ có 2 chàng đực rựa tuổi ăn chưa no lo chưa tới. Nhưng mẹ cháu hét ra trò, mỗi thằng mỗi việc, hết việc này phải tập làm việc khác. Quét nhà, lau bàn ghế, gấp áo quần, nhặt rau, vo gạo nấu cơm, rán trứng, ram thịt... “Đồ nớ mẹ phẩy tay trái cái là xong, nhưng tụi con phải làm cho quen, mai này vô đại học nhỡ học xa nhà còn biết tự chăm sóc. Sau nữa còn có vợ con, phải biết ngăn nắp, sắp đặt cho gia đình” - Nghe bà xã lo xa, tôi thấy hơi buồn cười, nhưng hoàn toàn ủng hộ. Và mấy thằng nhóc nhà tôi bây giờ nói chung là sai được, nhờ được.

Có thể có người cho rằng tôi quá căng ke, quá cổ lỗ. Nhưng với... vụ này, tôi vẫn xin bảo lưu ý kiến.

Thượng Bích

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Có những nhịp cầu

Nhi dựng xe dưới một tán cây im mát bên trong công viên. Từ đây cô có thể thấy rõ nền nhà cũ, mới tháng trước còn im lìm giữa đống gạch đổ, đìu hiu nhìn sang bên kia đường nơi cây cầu mới đang vào giai đoạn hoàn thiện. Vậy mà hôm nay khu nhà giải tỏa đang ồn ã mấy tốp công nhân khẩn trương dọn dẹp và trục bỏ các gốc cây trên vỉa hè.

Có những nhịp cầu
Thông tin doanh nghiệp:
Làm thế nào để mua được máy rửa xe tốt cho gia đình?

Khi mua máy rửa xe cho gia đình, có một số yếu tố cần lưu ý để đảm bảo bạn chọn được sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn lựa chọn máy rửa xe tốt cho gia đình.

Làm thế nào để mua được máy rửa xe tốt cho gia đình
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top